Thăm làng gốm thủ công cuối cùng ở Bình Dương
Tin liên quan
Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định chính xác thời gian hình thành làng gốm. Chỉ biết rằng, làng gốm đã xuất hiện và tồn tại từ cuối thế kỷ 19, dựa trên nền tảng của các làng nghề gốm sứ ở Biên Hòa (làng nghề gốm sứ cổ nhất ở Nam Bộ).
Các sản phẩm ở đây chủ yếu là chén, bát, bình, vại, chậu cảnh… được gia dụng bằng lò củi truyền thống. Tất cả các sản phẩm đều được làm bằng tay.
Để có được những sản phẩm chất lượng và đẹp, đòi hỏi ở người thợ đốt lò củi phải thật khéo léo, có kinh nghiệm lâu năm. Thường thì mỗi mẻ sứ nung sẽ có thời gian từ 3 – 5 ngày. Sau đó sẽ được mang ra phơi khô, rồi tráng men.
"Chỉ khi đến với làng nghề gốm sứ thủ công, tôi mới thấu hiểu được sự vất vả của những người thợ và cảm thấy trân trọng những bình gốm sứ trong nhà hơn" - nhiếp ảnh gia Phạm Huy Thoại cho biết.
Các lò nung ở đây thường nhỏ. Các sản phẩm thủ công hầu hết là đơn giản về mẫu mã, nhưng lại được ưa chuộng bởi sự tiện dụng và chất lượng.
Sản phẩm gốm ở đây cung cấp chủ yếu cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm Trang
Ảnh: Phạm Huy Thoại
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất