'Bà ơi, sao em trai được 3,5 triệu mà cháu chỉ được 1,5 triệu' - Bé gái khóc nức nở khi được mừng tuổi rồi nhận phản ứng đau lòng từ người lớn
Tin liên quan
Tính cách của một người thường được phản chiếu từ gia đình, hoàn cảnh sống của người đó trong suốt quá trình lớn lên. Một đứa trẻ được cha mẹ đối xử công bằng , yêu thương thì những đứa trẻ lớn lên sẽ rất hiếu thuận và tình cảm. Ngược lại, khi chúng phải chịu những tổn thương, bất công thì sẽ có chiều hướng thiếu tự tin, dần không còn quan tâm đến người khác. Dù là con trai hay con gái thì đều phát triển theo quy luật này.
Meiya lấy chồng và sinh được một cô con gái năm nay lên 7 tuổi, vì công việc của vợ chồng đều ở thành phố nên không ở cùng bố mẹ chồng ở quê. Tuy nhiên, cô vẫn muốn con mình có được tình yêu thương của ông bà nên cũng thường tranh thủ thời gian cho con gái về quê chơi.
Năm nào, cứ Tết đến là vợ chồng cô lại gói ghém đủ thứ để mang về làm quà cho bố mẹ chồng và xem như đó là sự hiếu thuận của những đứa con xa nhà. Cháu gái cũng rất thích về chơi với ông bà nội vì luôn có cảm giác đông người rất ấm áp. Bởi trong Tết còn có cả gia đình người em trai của bố, trong đó có một cậu em 5 tuổi.
Ảnh minh hoạ
Giao thừa đến, gia đình lại quây quần với nhau và không thể thiếu đó là những phong bao lì xì may mắn. Đứa trẻ nào mà chẳng thích lì xì, nên cả bé gái và bé trai con của người chú đều rất háo hức đợi lì xì từ ông bà. Sau khi bà trao lì xì cho 2 chị em, cậu em họ nhanh tay mở lì xì ra trước và sung sướng khi được nhận 1.000 NDT (khoảng 3,5 triệu đồng). Con gái của Meiya cũng vui mừng mở ra nhưng chỉ nhận được 500 NDT.
Vô cùng bất ngờ vì tình huống này, cô bé 7 tuổi quay sang hỏi bà: "Bà ơi, sao trong bao lì xì của cháu lại chỉ có 500 tệ mà em trai lại được 1.000 tệ?". Người bà không hề do dự trả lời: "Cháu là con gái, còn em là con trai. Tất nhiên là con trai được nhiều hơn con gái".
Bé gái uất ức nói tiếp: "Nhưng chúng cháu đều là cháu của bà cơ mà, bà luôn nói đứa trẻ nào ngoan thì sẽ được yêu, cùng là phong bì đỏ mà lại có sự khác nhau đến thế sao?"
Không chịu được nữa nên cô bé đã khóc nức nở ngay trong đêm giao thừa khiến ai cũng nghẹn lòng. Ai cũng cảm thấy hổ thẹn trước câu nói của cô bé, người bà bối rối vô cùng vì không ngờ sự chi li tính toán của mình lại làm cháu gái bị tổn thương nhiều như vậy.
Thực tế, trẻ nhỏ không quá quan tâm đến giá trị đồng tiền vì chúng chưa đến tuổi để tiêu nên dù là một con số nhỏ hơn cũng làm cho chúng biết ơn. Tuy nhiên, các bé rất sợ sự phân biệt đối xử, dù là một chút khác biệt thôi cũng làm cho các bé tổn thương rất nhiều. Từ tình huống đó, trẻ sẽ nghĩ mình không được yêu thương, trân trọng và vô giá trị.
Đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được sự công bằng (Ảnh minh hoạ)
Vì vậy, ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần thể hiện sự công bằng, yêu thương quan tâm với trẻ, bên cạnh đó, phụ huynh cần lưu ý những điều sau:
- Yêu thương, quan tâm con trẻ trong mọi hoàn cảnh: Nhiều bậc phụ huynh vẫn có tư tưởng yêu thương con cái có điều kiện, chẳng hạn như quý những bé trai hơn, chiều chuộng những bé có ngoại hình đẹp, có năng khiếu, học giỏi,... Điều này có thể không thể hiện quá rõ, nhưng qua hành động, cử chỉ hằng ngày, trẻ con có thể nhận ra sự khác biệt này. Vì vậy, dù các bé có như thế nào thì cũng là người thân trong gia đình, cần sự yêu thương công bằng để phát triển.
- Làm tấm gương về sự công bằng: Biểu hiện dễ nhận ra nhất của sự bất công chính là trong công việc nhà hằng ngày. Chẳng hạn như con trai thì không phải làm việc nhà, con gái phải làm mọi việc,... Điều này không chỉ làm cho các bé gái chịu sự tổn thương và còn làm cho suy nghĩ "trọng nam khinh nữ" ngày càng sâu sắc. Vì vậy, trong mọi công việc, phụ huynh hãy tạo ra sự công bằng, ai cũng phải làm việc và hưởng lợi như nhau. Nếu bé gái đã rửa bát, thì em trai phải quét nhà... Chỉ có như vậy trẻ mới có thể học được những thói quen tốt ngay từ nhỏ.
Theo Sohu
Theo Pháp Luật và Bạn Đọc
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất