Nằm phòng điều hòa mát, sao con vẫn đổ mồ hôi trộm liên tục?

Nằm phòng điều hòa mát, sao con vẫn đổ mồ hôi trộm liên tục?

2019-06-21 13:00
- Không ít trẻ dù ở trong phòng điều hòa mát nhưng vẫn đổ mồ hôi trộm liên tục, tiềm ẩn nguy cơ gây cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi… bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Đã hơn tháng nay dù đêm nào cũng bật điều hòa chỉ từ 24-25 độ nhưng bé Bắp nhà chị Thảo (Mỹ Đình, Hà Nội) vẫn thường xuyên bị đổ mồ hôi ở trán, gáy, lưng. Trong khi anh trai của bé ngủ chung giường không hề bị, bản thân chị cũng cảm thấy nhiệt độ mức này rất mát, thậm chí lắm hôm chị còn phải đắp chăn vì thấy lạnh.  

Trường hợp của bé B.H (8 tháng tuổi, TP Hải Dương) cũng rất hay bị đổ mồ hôi trộm khi ngủ giấc đêm, đặc biệt ở vùng lưng. Mẹ bé cho biết, từ đầu năm tới nay bé rất hay ốm và đã mắc 3 đợt viêm phế quản, mỗi lần kéo dài cả tuần mới khỏi. Sau khi đi khám, bác sĩ cho biết, bé bị đổ mồ hôi trộm là do thiếu vitamin D, mồ hôi ra nhiều khi ngủ bị thấm ngược vào bên trong cơ thể gây ra tình trạng cảm lạnh, kéo theo viêm phế quản.  

Vì sao thiếu vitamin D khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm?  

Mồ hôi trộm là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu trẻ bị đổ mồ hôi trộm dù nằm trong phòng điều hòa mát, mồ hôi vẫn xảy ra sau 1 tiếng khi trẻ ngủ kèm theo tình trạng ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc giật mình, quấy khóc về đêm hoặc rụng tóc vành khăn, là dấu hiệu của mồ hôi trộm bệnh lý do thiếu vitamin D3.  

Nằm phòng điều hòa mát, sao con vẫn đổ mồ hôi trộm liên tục?

Đổ mồ hôi trộm về đêm không liên quan đến thời tiết thường do thiếu vitamin D3  

Mồ hôi thường ra nhiều ở trán, sau gáy, vùng lưng… nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Khi trẻ đổ mồ hôi nhiều, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối khiến lỗ chân lông mở rộng ra, người mệt mỏi hơn. Nguy hiểm hơn, nếu bố mẹ không lau kịp, mồ hôi có thể thấm ngược vào trong khiến trẻ bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi…). Chưa kể, việc đổ mồ hôi khiến trẻ khó chịu và ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất (cân nặng và chiều cao).  

Theo Giáo sư Michael Holick (chuyên gia về vitamin D, ĐH Boston, Mỹ), đổ mồ hôi trộm là một trong những dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất của việc thiếu vitamin D ở trẻ.  

Vitamin D không chỉ là vitamin đơn thuần mà còn là hormone ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là với hệ xương và hệ thần kinh. Trẻ dưới 1 tuổi có tỉ lệ thiếu vitamin D cao nhất do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ béo phì... mức độ thiếu thường trầm trọng hơn.  

Nằm phòng điều hòa mát, sao con vẫn đổ mồ hôi trộm liên tục?

Đổ mồ hôi trộm dễ gây biến chứng viêm phế quản  

Khắc phục mồ hôi trộm bằng bổ sung vitamin D3 đúng cách  

Để giải quyết tình trạng mồ hôi trộm bệnh lý do thiếu vitamin D, cách đơn giản nhất là bổ sung vi chất này cho trẻ. Theo bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan - nguyên Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp - Bệnh viện Nhân dân 115, trẻ có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng từ sau 9h sáng đến trước 4h chiều trong khoảng 10-15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng.  

Tuy nhiên, do lo ngại những tác hại lâu dài từ tia cực tím tới làn da mỏng manh của trẻ, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dù là sáng sớm.  

Trong điều kiện không thể phơi nắng, các thực phẩm không cung cấp đủ nhu cầu cần thiết, bác sĩ Lan khuyên các bậc phụ huynh có thể lựa chọn các sản phẩm bổ sung vitamin D3 bằng thuốc.

Có một thực tế là các mẹ Việt thường chỉ bổ sung vitamin D3 cho con khi xảy ra các triệu chứng như đổ mồ hôi trộm về đêm, quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc, rụng tóc vành khăn, chậm vận động, chậm mọc răng… Song, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (Bệnh viện Nhi đồng TP HCM) cho rằng, nếu có biểu hiện thì chứng tỏ tình trạng thiếu vitamin D của con đã nặng hoặc có vấn đề bất thường khác đi kèm. Không nên đợi khi có biểu hiện trên mới bổ sung vitamin D mà cần bổ sung theo liều sinh lý hàng ngày là 400IU với trẻ dưới 1 tuổi và 600 – 800IU với trẻ trên 1 tuổi tuổi.  

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, mọi trẻ dù bú mẹ hoàn toàn hay không hoàn toàn cần bổ sung 400 IU vitamin D3/ngày kể từ khi sinh ra đến 1 tuổi để phòng ngừa còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn, trẻ cần liều dự phòng cao hơn.  

Nằm phòng điều hòa mát, sao con vẫn đổ mồ hôi trộm liên tục?

Đặc biệt, việc bổ sung vitamin D3 còn giúp trẻ tăng trưởng chiều cao. Vitamin D3 giúp kích thích các yếu tố tăng trưởng hoạt động mạnh nhất.  

“Nếu không có vitamin D3 thì dù có bổ sung bao nhiêu canxi cũng vô tác dụng, vì vitamin D3 là chất dẫn truyền quyết định khả năng hấp thu canxi từ ruột vào máu, gắn canxi vào xương. Trẻ được bổ sung vitamin D3 dự phòng đều đặn hằng ngày sẽ làm tăng khả năng hấp thu canxi từ thực phẩm, từ đó hỗ trợ hệ xương phát triển khỏe mạnh, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao” – bác sĩ Lan cho hay.      

Theo Khám phá 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


5 công thức đá viên đơn giản cho da căng bóng mướt mịn như em bé

Đọc nhiều nhất