2 thói quen cha mẹ làm tưởng tốt mà lại hại con
Tin liên quan
Cù léc khiến trẻ cười nhưng không vui
Trẻ em, đặc biệt là những đứa trẻ hào hứng, không thể ngừng cười khi bị cù, ngay cả khi chúng thực sự ghét nó. Tiếng cười phản xạ này mang đến cho bố mẹ ảo tưởng rằng đứa trẻ thích thú, trong khi thực sự thì không.
Trong một nghiên cứu thực hiện tại Đại học California năm 1997, các nhà khoa học phát hiện ra rằng cù lét không tạo ra cảm giác hạnh phúc giống như khi ai đó cười trước một trò đùa vui nhộn. Cù lét chỉ tạo ra một ảo giác với người ngoài rằng họ đang cười.
Cha mẹ tưởng nhầm cù là trẻ thích thú, sự thực là trẻ không thể kháng cự điều đó, và gây ra nỗi ám ảnh gần người khác. Ảnh: Times of India
Nhột có thể gây ra tiếng cười không kiểm soát và rất khó để dừng lại. Tiếng cười gây ra bởi sức ép liên tục có thể đạt đến điểm mà người bị cù không thể thở được, và họ cũng không thể nói rằng đang ở trong một tình huống khó khăn. Rõ ràng, đó là một sự khởi đầu như "trò vui" có thể gây ra các biến chứng y tế nghiêm trọng.
Patty Wipfler, một chuyên gia chăm sóc trẻ em và là người sáng lập, giám đốc Tổ chức Hand in Hand cho biết, từ kinh nghiệm của bà, cù lét trong thời thơ ấu là nguyên nhân phổ biến cho những dấu ấn tồi tệ về cảm xúc, ngay cả khi đã trưởng thành.
Bà cho biết chấn thương tâm lý do cù lét có thể dẫn đến việc người đó không thể thư giãn khi ở gần người khác, cảm thấy không an toàn ngay cả khi ngủ gần những người họ tin tưởng và luôn cảnh giác mỗi khi có sự đụng chạm ngẫu nhiên.
La mắng không có uy lực hơn lời nói nhẹ nhàng
Trong nuôi dạy trẻ, nhiều cha mẹ có quan niệm rằng để tốt cho con cần thiết phải kỷ luật sắt và phải liên tục la mắng để trẻ nhớ. Thực tế, khi một đứa trẻ phạm lỗi, bố mẹ hét lên giận dữ, kết quả không có gì hơn hai điều dưới đây: Một là đứa trẻ sẽ rất sợ bố mẹ, chúng không nghĩ sai chỗ nào, chỉ mong bố mẹ sớm kết thúc việc la mắng này. Hai là đứa trẻ sẽ tức giận, la hét và phản ứng lại. Trẻ không xem xét lỗi sai của mình mà chỉ muốn đối đầu với bố mẹ.
Tuy nhiên, khi chúng ta hạ giọng, bình tĩnh nói chuyện với con một cách nghiêm túc, tự khắc không cần tỏ giận dữ mà vẫn vô cùng uy lực trong mắt con. Vào thời điểm này, bạn muốn truyền đạt gì đến con thì sẽ hiệu quả hơn. Trong quá trình nói nhẹ nhàng cũng giúp cha mẹ bình tĩnh lại.
Phê bình trẻ bằng cách nói nhẹ nhàng còn tốt cho tính cách trẻ sau này. Trong cuộc đời của trẻ, bố mẹ là giáo viên có thời gian dạy dài nhất. Lời nói và hành động của bố mẹ ảnh hưởng lớn nhất đến con. Khi chúng ta không bình tĩnh, càng nói to và la mắng càng ảnh hưởng đến tính cách của con.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh cho rằng giáo dục bằng giọng nói là một loại trí tuệ, phương pháp này trái ngược với giáo dục la mắng. Cha mẹ cần học cách nói từ từ, chuyện lớn nói rõ ràng, chuyện nhỏ nói một cách hài hước, chuyện không có gì đừng nói bừa, chuyện không chắc chắn nói thận trọng, chuyện làm không được đừng nói linh tinh, chuyện tổn thương người khác không nên nói, chuyện chán ghét tìm đúng người để nói, chuyện hạnh phúc thì tìm dịp thích hợp để nói...
Thực tế, nhiều bậc cha mẹ rất khó kiểm soát bản thân khi phê bình trẻ. Vì vậy, trước khi nói hãy suy nghĩ thật kỹ, vận dụng những từ ngữ và giọng điệu phù hợp, hiệu quả có thể làm bạn kinh ngạc. Ví dụ "Mẹ rất yêu con, nhưng hành vi của con mẹ không thể chấp nhận được". Một số bà mẹ còn áp dụng cách đi chỗ khác vài phút để bình tĩnh lại, suy nghĩ thật kỹ mới nói chuyện với con.
Theo Giadinh.net.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất