Những trường hợp mẹ bắt buộc phải cho bé nghỉ học

Những trường hợp mẹ bắt buộc phải cho bé nghỉ học

2015-11-16 10:20
- Bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu triệu chứng bé ốm nặng, để chăm sóc bé tại nhà hoặc đi khám bác sỹ. Những trường hợp sau không nên cố để bé đi học, triệu chứng bệnh sẽ càng nặng và khó chữa hơn.

Khi đến tuổi đi học mẫu giáo, bé sẽ phải thích nghi với rất nhiều thay đổi. Bé làm quen với môi trường mới “khuôn phép” hơn không còn được nâng niu, chiều chuộng như ở nhà với ông bà bố mẹ. Những bố mẹ mới cho con đi mẫu giáo lần đầu không tránh khỏi tâm lý hoang mang lo lắng. Nhưng em bé nào cũng cần có thời gian để thích nghi và điều chỉnh. Mới đầu đi học bé sẽ quấy khóc, tỏ tâm lý không hợp tác và dễ ốm vặt.

Trong giai đoạn đầu con mới làm quen với việc đi học, bố mẹ cần tạo điều kiện cho con đi học thường xuyên và đầy đủ. Có nhiều bố mẹ thấy con hơi hắt hơi, sổ mũi là cho ở nhà ngay. Điều này vô tình làm ngắt quãng quá trình bắt đầu làm quen với trường lớp của bé. Nếu bé ốm nhẹ và vẫn ăn ngủ bình thường, hãy cứ để bé đi học. Bố mẹ cũng cần nhận biết những dấu hiệu triệu chứng bé ốm nặng, để chăm sóc bé tại nhà hoặc đi khám bác sỹ. Những trường hợp này không nên cố để bé đi học, triệu chứng bệnh sẽ càng nặng và khó chữa hơn.

Sốt

Khi bé bị sốt cao đi kèm với các triệu chứng như quấy khóc, ngủ li bì, cáu gắt, bỏ ăn, bỏ bú, sổ mũi, thở khò khè, bố mẹ nên cho bé ở nhà để tiện chăm sóc. Bé có thể bị sốt virus, sốt siêu vi, sốt do cơ quan hô hấp bị nhiễm khuẩn. Sốt cũng có thể là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm não màng não.

Những trường hợp mẹ bắt buộc phải cho bé nghỉ học

Khi bé bị sốt 38-38,5°C, mẹ nên mặc quần áo thoáng mát cho bé và áp dụng các biện pháp hạ thân nhiệt bé như đắp khăn ấm lên trán, bẹn. Khi bé sốt trên 38,5°C, bé cần được uống thuốc hạ sốt nếu không sẽ bị co giật, sau đó đưa đi bệnh viện khám.

Các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Nếu bé mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm tiểu phế quản hoặc cảm cúm, bố mẹ nên để trẻ ở nhà để tiện chăm sóc. Nếu uống kháng sinh 5 ngày không khỏi, bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị sớm.

Tiêu chảy và nôn mửa

Bé bị tiêu chảy kèm nôn mửa là triệu chứng mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Cho bé uống nhiều nước, sữa, ăn loãng, uống nước bù điện giải để giảm các triệu chứng, sau đó cho bé đi khám để được kê đơn thuốc phù hợp. Trường hợp bé đi đại tiện ra máu hoặc chất nhầy, cần đưa bé đi khám ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

Các bệnh liên quan đến da

Bé nên được ở nhà nếu mắc các bệnh liên quan đến da như vảy nến, á sừng, hắc lào, vì có thể lây bệnh cho các bạn khác nếu đi học. Trường hợp này bố mẹ nên cho bé đi khám, chứ không nên tự ý mua thuốc về bôi cho bé.

Một số căn bệnh khác

Nếu bé bị thủy đậu, cần chờ năm ngày sau khi khỏi bệnh mới cho bé đi học. Nếu bé bị tay, chân miệng, để bé ở nhà thêm 1 tuần sau khi khỏi bệnh.

Về bệnh tay chân miệng, đây là căn bệnh lạ, dễ lây lan nhưng chỉ có thể phòng ngừa vì chưa có thuốc đặc trị. Bố mẹ cần chú ý đến triệu chứng sớm như trẻ sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Trẻ đau khóc, bỏ bú khi trong miệng trẻ xuất hiện những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Ở da lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông sẽ xuất hiện những vết phát ban dạng phỏng nước. Đối với căn bệnh này, ngay khi xuất hiện triệu chứng, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Việt HàNguồn: BC
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hờn ghen là chuyện đàn bà - Thấu hiểu được mới là đàn ông

Đọc nhiều nhất