Mẹo trị con biếng ăn, ngậm cơm hiệu quả của mẹ Việt

Mẹo trị con biếng ăn, ngậm cơm hiệu quả của mẹ Việt

2016-12-30 08:31
- Trẻ biếng ăn, ngậm cơm khiến không ít bà mẹ stress khi đã áp dụng những chiến dịch nhồi nhét nhưng vẫn phải “chào thua”.

Cha mẹ đau đầu vì con biếng ăn, ngậm cơm

Chuyện chăm sóc trẻ biếng ăn, ngậm hoặc phun thức ăn luôn là đề tài khiến nhiều cha mẹ quan tâm. Hầu hết trẻ biếng ăn, ngậm đồ ăn lúng búng ở trong giai đoạn từ 1-4 tuổi. Giai đoạn này trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cần bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Chỉ cần lướt qua các diễn đàn, đề tài con biếng ăn luôn được các "bà mẹ bỉm sữa" bàn tán sôi nổi với hàng trăm lời than thở, chia sẻ kinh nghiệm, biện pháp hữu ích.

Còn hàng ngày, không khó gì để bắt gặp hình ảnh những bà mẹ bê bát cơm bát cháo chạy theo con khắp nơi, mong bón cho trẻ được miếng nào hay miếng ấy mà trẻ cứ ngậm lúng búng trong miệng, không chịu nuốt, ngậm tới khi mỏi miệng rồi thì nhè ngay ra. Thế là bao nhiêu công sức của mẹ... đi tong.

Mẹo trị con biếng ăn, ngậm cơm hiệu quả của mẹ Việt

Hầu hết trẻ biếng ăn, ngậm đồ ăn lúng búng ở trong giai đoạn từ 1-4 tuổi. Giai đoạn này trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cần bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ảnh: Lâm Anh

Rơi vào hoàn cảnh này, chị Thúy (Hà Nội) than thở, hành trình nuôi 2 đứa con của chị khá vất vả, do các bé mắc tật lười ăn nên mỗi lần bón cơm cho con là một cực hình. Không những trẻ không chịu nghe lời, không hợp tác mà còn chống đối bằng cách từ chối mọi món ăn mẹ chế biến ra.

"Nhiều khi mình nghĩ do mình nấu ăn không ngon nên các con không hứng thú. Tuy nhiên, dù mình có nhiều thời gian áp dụng các công thức chế biến món ăn trên mạng rất cầu kỳ, nhưng thành quả của mình không được các con hưởng ứng, mặc dù theo nhận xét của mình thì khẩu vị khá hấp dẫn", chị Thúy chia sẻ.

Cũng bởi các bé không chịu tuân thủ các bữa ăn theo đúng quy định, mà cả 2 con nhà chị Thúy đều còi cọc, nhẹ cân hơn so với lứa tuổi. "Các bé không chịu ăn nên tôi phải ép các con uống nhiều sữa loại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, nước hoa quả cũng được cung cấp một lượng không nhỏ. Tuy nhiên, khi cho con đi khám dinh dưỡng, bác sĩ nhận định rằng 2 bé nhà mình suy dinh dưỡng độ 1", chị Thúy tâm sự.

Không hơn gì nhà chị Thúy, bé Na con gái anh Dũng (Hà Nội) cũng chia sẻ, nói về vấn đề ăn uống của con thì vô cùng đau đầu. Theo chia sẻ của anh thì cô con gái 3 tuổi lười ăn từ nhỏ nên nhẹ cân hơn mức trung bình anh tham khảo trên mạng. “Công việc chính của vợ tôi là nội trợ, nên có nhiều thời gian rảnh rang chăm sóc con gái. Nhưng kể từ khi bắt đầu ăn dặm, con tôi đã có biểu hiện là đứa trẻ lười ăn nên vợ chồng tôi rất lo lắng”.

Biết con lười ăn sẽ khá vất vả khi chăm sóc, nên anh Dũng thuê thêm người giúp việc để chăm lo việc nhà, vợ anh có thêm thời gian để chế biến những món ăn yêu thích của con. Tuy vậy, mỗi món ăn mẹ cầu kỳ chế biến ra, ban đầu bé tỏ ra rất thích thú, nhưng mỗi thứ cũng chỉ nhấm nháp một chút rồi lại bỏ ngay.

Anh Dũng cũng từng tham khảo nhiều công thức các món ăn ngon từ các chuyên gia dinh dưỡng, thường xuyên thay đổi phương pháp ăn cho con, nhưng dường như không hiệu quả.

Mẹo trị con biếng ăn, ngậm cơm hiệu quả của mẹ Việt

Mẹ cần lên kế hoạch cụ thể thực đơn cho trẻ hằng ngày, các món cần được thay đổi liên tục, tránh trường hợp ăn một món nhiều bữa liên tiếp sẽ khiến trẻ cảm thấy chán và không muốn ăn. Ảnh: Lâm Anh

Trẻ biếng ăn, ngậm cơm mẹ xử lý thế nào?

Trẻ biếng ăn, ngậm cơm hầu hết do trẻ ăn không ngon nên không có cảm giác thèm ăn. Vì lý do này đã khiến không ít bà mẹ stress khi đã áp dụng những chiến dịch nhồi nhét nhưng vẫn phải “chào thua”.

Tuy nhiên, cũng không ít bà mẹ đã thành công khi áp dụng những mẹo chăm sóc con không quá khó. 

Dưới đây là gợi ý những mẹo nhỏ trị trẻ biếng ăn, ngậm cơm, mời các cha mẹ tham khảo:

Chế biến đồ ăn cho con theo đúng giai đoạn tuổi

Khi chăm sóc trẻ, mẹ cần chú ý cho trẻ ăn theo đúng giai đoạn tuổi. Ví dụ trẻ giai đoạn 5-7 tháng tuổi là giai đoạn ăn dặm, trẻ cần được ăn những thức ăn mềm như bột, cháo nhuyễn. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này cũng cần tuân thủ đúng công thức, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hàm lượng đạm khiến trẻ khó hấp thu.

Đổi phương pháp ăn cho trẻ nếu cần

Nhiều cha mẹ nỗ lực nghiên cứu các phương pháp chăm sóc con tốt nhất như phương pháp chăm con kiểu Nhật, kiểu Pháp… Tuy nhiên, nếu trong quá trình cho con ăn, trẻ không thấy hứng thú thì cần thay đổi cho phù hợp.

Có thể nhiều trẻ thích thú với phương pháp ăn dặm, ăn những món ăn kiểu truyền thống thì cha mẹ không nên ép trẻ.

Mẹo trị con biếng ăn, ngậm cơm hiệu quả của mẹ Việt

Bổ sung sữa, hoa quả cho trẻ nếu trẻ ăn ít hoặc bỏ bữa để đảm bảo chất dinh dưỡng nếu trẻ bỏ bữa. Ảnh: Lâm Anh

Trẻ từ chối thì không nên cưỡng ép

Khi thấy trẻ quyết liệt từ chối món ăn mẹ vừa chế biến thì cũng không nên cưỡng ép trẻ ăn bằng được. Bởi trẻ sẽ cảm thấy hoảng sợ vì điều này mà tình hình sẽ không thể cải thiện.

Cha mẹ hãy thay thế bằng món ăn khác hoặc bổ sung sữa, hoa quả cho trẻ để đảm bảo chất dinh dưỡng nếu trẻ bỏ bữa.

Thực đơn cho bé cần phong phú, đa dạng

Mẹ cần lên kế hoạch cụ thể thực đơn cho trẻ hằng ngày, các món cần được thay đổi liên tục, tránh trường hợp ăn một món nhiều bữa liên tiếp sẽ khiến trẻ cảm thấy chán và không muốn ăn.

Lâm Anh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đừng bao giờ tự tin về vị trí của mình trong trái tim ai đó

Đọc nhiều nhất