Rau mùi chữa bệnh hiệu quả thế nào?
2015-08-02 06:14
- Rau mùi là gia vị, rau sống làm tăng thêm hương vị cho các món ăn và có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời.
Tin liên quan
Rau mùi có tên khoa học là Coriandrum sativum, thuộc họ hoa tán. Mọi người còn biết đến rau mùi qua tên gọi khác như: mùi tàu, ngò, ngò rí, hồ tuy, nguyên tuy.
Rau mùi rất dễ trồng và được bán quanh năm tại các quầy bán rau hay chợ, giá cũng rất rẻ nên bạn có thể mua về bất kỳ lúc nào. Cây rau mùi cao từ 35–50 cm, thân nhẵn, phía trên phân nhánh. Lá ở gốc có cuống dài. Một cây có một đến ba lá hình hơi tròn, xẻ thành ba thuỳ có khía răng to và tròn. Rau mùi phát triển nhanh, mọc sít nhau. Khi để lâu quá ngày, cây ra hoa trắng hay hơi hồng.
Những hành phần dưỡng chất không ngờ trong cây rau mùi
Tuy là loại cây bé nhỏ, nhưng ít ai biết rằng cây rau mùi lại chứa tới 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Trong hạt mùi có nước, từ 16 - 18% protid, 13-15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu.
Dầu rau mùi là một trong số 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm. Dầu rau mùi được sản xuất từ hạt giống của cây rau mùi và đã được chứng minh là loại thảo dược có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm đau, giảm chuột rút và co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm.
Theo thông tin trên tạp chí Medical Microbiology, các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beira, Bồ Đào Nha đã chứng minh rau mùi có khả năng kháng khuẩn. Việc ứng dụng đặc tính này của rau mùi trong ngành công nghiệp thực phẩm và y học có thể kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật, ngăn ngừa các bệnh lây qua đường thực phẩm và thậm chí trong điều trị các bệnh nhiễm trùng kháng kháng sinh. Điều này rất có ý nghĩa với các nước đang phát triển có tới 30% dân số bị bệnh lây truyền qua thực phẩm mỗi năm.
Theo Đông y, rau mùi vị cay, tính ấm, không độc nên có tác dụng trị cảm cúm, kích thích tiêu hóa, chữa nôn trướng bụng, thúc sởi mọc nhanh, làm đẹp da. Hạt mùi có công dụng trị các chứng đậu sởi, phá các mụn độc, làm mau lành các chứng lở, thông đại tiểu tiện, trị phong tà, tiêu đờm, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, tinh dầu của rau mùi còn được dùng làm nước hoa, nước gội đầu, làm rượu, ướp chè.
Rau mùi có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể (Ảnh minh họa).
Những bệnh có thể chữa bằng rau mùi
- Phòng và chữa bệnh sởi ở trẻ em: Dùng rau mùi để chữa sởi cho trẻ nhỏ là một bài thuốc dân gian lành tính khá phổ biến. Chỉ cần lấy hạt và lá mùi nấu nước tắm cho bé. Nước tắm này sẽ làm toát mồ hôi và giúp làm sạch da.
- Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Rau mùi kết hợp với rau ngổ, cỏ mần trầu, mỗi thứ 20g, cùng với 10g cỏ sữa lá nhỏ, thái nhỏ, phơi khô. Cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước sắc còn 150ml, uống sau bữa ăn tối. Dùng khoảng 5-10 ngày trẻ sẽ hết bệnh đái dầm.
- Chữa cảm cúm: Hạt rau mùi giúp hạ sốt và chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ngạt mũi.
- Trị chứng sổ mũi, sốt nhẹ do nhiễm lạnh: Lấy 20 gr rau mùi tàu rửa sạch, thái khúc, 30 gr thịt bò băm nhỏ, vài lát gừng tươi. Đem nấu chín với 400 ml nước. Món này ăn nóng. Khi ăn cho thêm ít hạt tiêu. Sau khi ăn xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi sẽ khỏi.
-Trị long đờm: Rau mùi giúp tống các chất đờm nhớt ứ đọng trong đường hô hấp gây khó thở và gây rối loạn đường hô hấp.
-Trị đau bụng, tiêu chảy: 20g lá mùi tàu, củ sả, lá tía tô, gừng sống mỗi thứ 12g, sắc với nước, uống trong ngày.
Rau mùi là mỹ phẩm thiên nhiên có tác dụng thần kỳ làm đẹp da, trị mụn(Ảnh minh họa).
- Chữa khó tiêu, đầy bụng: Nếu bị khó tiêu hay đầy bụng thì bạn hãy lấy 30g rau mùi sắc lấy nước uống hàng ngày. Hoặc một cách khác là bạn lấy 1 nắm rau mùi và 10g vỏ quýt sau đó cũng sắc lấy nước uống. Bạn chỉ cần uống 1-2 bát sẽ thấy bụng mình dễ chịu hơn rất nhiều.
- Lá dùng trị mụn nhọt: Đắp lá rau mùi giã nhuyễn giúp chống lại sự nhiễm độc do côn trùng cắn hay do ong đốt.
- Chữa rong kinh: Hạt rau mùi khô 6g, rửa sạch cho 600ml nước, sắc còn 300ml thêm chút đường cho dễ uống, chia 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Dùng 3 - 5 ngày.
- Lợi sữa cho sản phụ sau sinh: Quả mùi già 6g, nước 100ml, đun sôi 15 phút chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 ngày.
- Sử dụng rau mùi chữa bệnh trĩ: Rau mùi có khả năng chữa bệnh trĩ với nhiều cách làm. Hạt rau mùi sao cho thơm, tán nhỏ uống với rượu lúc bụng đói; lấy rau mùi nấu nước để xông rửa hậu môn người bệnh hay nấu giấm ăn với hạt mùi, lấy nước thấm vào khăn sạch đã luộc kỹ, phơi khô để đắp vào hậu môn.
- Chữa lở loét: Khi bị lở loét, đau rát, lấy lá mùi nhai kỹ dùng bã đắp vào vết lở loét, một thời gian vết lở loét sẽ lành.
- Bổ tì vị: Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm thuốc bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt
- Chữa yếu sinh lý, cường dương: Tinh dầu trong rau mùi có tác dụng gây hưng phấn tình dục, kích dục, được dùng chữa trong các trường hợp suy yếu sinh lý.
- Làm đẹp da: Rau mùi được ví là loại mỹ phẩm thiên nhiên có tác dụng thân kỳ bởi trong rau mùi có chứa các loại vitamin như A, C, B1, B2, chất sắt… có tác dụng bổ sung các chất cho cơ thể và làm đẹp da hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá rau mùi đem rửa sạch và ép lấy nước uống.
-Trị mụn: Dùng nước cốt rau mùi trộn với bột nghệ tỷ lệ như nhau, thoa đều dung dịch lên mặt đã được rửa sạch trong 20 phút. Cách này có tác dụng giúp cho da mặt luôn khô thoáng, diệt vi khuẩn gây mụn và điều trị mụn hiệu quả.
- Trị nám da: Lấy mùi tàu thái vụn, nhỏ rồi lấy nước ấm và ngâm trong vòng 2 tiếng, sau đó lọc bã và lấy nước đó thoa đều lên mặt trong khoảng 15 – 20 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần lúc rửa mặt sáng sớm và lúc chuẩn bị đi ngủ.
Chú ý, khi lựa chọn rau mùi, nên chọn rau mùi tươi, mới thu hoạch để ăn và làm thuốc. Không nên dùng rau nát, lá vàng gây độc hại.
Lazy
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Động thái mới nhất của nữ đại gia khi 'cậu IT' tuyên bố tung sao kê 280 tỷ đồng của Quỹ từ thiện Hằng Hữu