Thai nhi 30 tuần tuổi - sự "trưởng thành" của con

Thai nhi 30 tuần tuổi - sự "trưởng thành" của con

2015-08-22 11:47
- Thai nhi 30 tuần tuổi đã nặng gần 1,3kg và dài khoảng 40cm tương đương với một bắp cải cỡ bự.

Thai nhi 29 tuần tuổi, cục cưng của mẹ đã nặng khoảng 1100gr và dài hơn 38cm. Não của bé hoạt động rất tích cực nhờ vào sự phát triển của các mô trong não. Hãy tiếp tục theo dõi thai nhi 30 tuần tuổi lớn lên như thế nào nhé!

 sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi
Thai nhi 30 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)

Thai nhi 30 tuần tuổi - bé to như cây bắp cải

Trong tuần tuổi thứ 30 này, bé đã nặng gần 1,4kg và dài khoảng 40cm tương đương với một cây bắp cải cỡ bự. Hiện tại, bé đang được bao quanh bởi 0,8l nước ối, nhưng khối lượng này sẽ giảm đi khi bé ngày một lớn lên và chiếm nhiều không gian hơn trong tử cung của mẹ. Thị lực của con tiếp tục phát triển. Nhưng bé vẫn sẽ ngủ rất nhiều, ngay cả sau khi sinh. Khi mở mắt, bé sẽ phản ứng lại với sự thay đổi của ánh sáng nhưng chỉ đạt được 1/20 thị lực đồng nghĩa với việc bé chỉ thấy được những thứ cách mặt mình khoảng 10cm mà thôi.

Cơ thể mẹ thay đổi gì khi thai nhi 30 tuần tuổi?

Mẹ có thể cảm thấy khá mệt mỏi trong tuần này, đặc biệt khi mẹ cảm thấy khó khăn để có một giấc ngủ sâu. Mẹ cũng thấy mình vụng về hơn thường ngày. Điều này là hoàn toàn bình thường khi giờ đây, mẹ không chỉ mập hơn mà trọng lượng còn dồn ở bụng khiến trọng tâm cơ thể thay đổi. Thêm vào đó, sự thay đổi của hoóc-môn, các dây chằng và các khớp xương lỏng lẻo hơn khiến mẹ dễ dàng mất thăng bằng.

thai nhi 30 tuần tuổi mẹ bầu thay đổi ra sao?

Việc các dây chằng giãn ra cùng với sự tích nước cũng khiến chân phù lên trông thấy, vì thế, một đôi giày cỡ rộng sẽ khiến mẹ phần nào thấy thoải mái hơn.

Mẹ còn nhớ tâm trạng thất thường của mình trong những tuần mang thai đầu tiên chứ? Những triệu chứng khó chịu kết hợp với sự thay đổi hoóc-môn có thể khiến những cảm xúc khó kiểm soát quay trở lại quấy rầy mẹ thêm lần nữa. Những lo lắng ban đầu như không biết mình sẽ chuyển dạ thế nào hay liệu mình có thể trở thành một người mẹ tốt hay không…. khiến mẹ phải suy nghĩ rất nhiều. Nếu mẹ cảm thấy quá mệt mỏi với những cảm giác chán nản, ủ rũ, cáu kỉnh… hãy tìm đến bác sĩ để có thêm những lời khuyên bổ ích nhé. Có tới 10% phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai, và không ai chắc mình có thể ngoại lệ.

Thai nhi 30 tuần tuổi bé nặng 1,3 kg
Thai nhi 30 tuần tuổi lớn tương đương 1 cây bắp cải. (Ảnh minh họa)

Những nỗi sợ hãi thường thấy của mẹ

- Liệu có thể cầm cự được sự đau đớn khi sinh con hay không?

Nỗi sợ sự đau đớn luôn ám ảnh mẹ trong quý 3 này. Một vài bà mẹ sẵn sàng sử dụng thuốc giảm đau khi chuyển dạ và hầu hết các mẹ cuối cùng đều chọn thuốc gây tê để giảm bớt đau đớn. Một vài bà mẹ mạnh mẽ hơn có thể khẳng định họ sẽ không cần đến bất kì loại thuốc gây mê nào trong khi sinh. Họ chấp nhận đau đớn, khó chịu và sẽ tìm hiểu thêm kinh nghiệm để giúp họ khống chế nỗi đau đó. Một sự chuẩn bị kĩ lưỡng, mẹ sẽ thấy việc sinh con tự nhiên có ý nghĩa sâu sắc với cuộc đời của mình.

- Liệu có bị "rạch"?

Rạch tầng sinh môn thực chất là tạo thuận lợi cho sự ra đời của em bé, chứ không phải tất cả các bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh muốn làm như vậy để... tiện cho họ đâu. Bằng chứng là những mẹ sinh dễ thì chẳng cần gì phải rạch gì hết. Còn những mẹ khó sinh hơn thì bác sĩ sẽ "mở rộng" đường đi để bé chui ra dễ dàng và an toàn hơn. Mẹ đừng lo, nó không đau nhiều như chúng ta vẫn lo, thậm chí nhiều mẹ sinh xong nói rằng họ chẳng biết mình bị rạch khi nào nữa. Tuy vậy, mẹ cần phải lưu ý chuyện chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh, nếu để nhiễm trùng sẽ rất đau và phiền phức vô cùng đấy!

- Liệu có “đại tiện” luôn trên bàn đẻ không?

70% các bà mẹ lo sợ họ sẽ đi đại tiện trong khi sinh, 39% nói rằng họ đã như vậy và 22% cảm thấy xấu hổ. Nhưng mẹ cũng không nên lo lắng quá nhiều, nếu mẹ đi đại tiện trong khi sinh con, điều đó là hết sức bình thường. Các bác sĩ sẽ làm sạch nó thậm chí trước khi mẹ biết những điều này xảy ra.

- Liệu quá trình sinh nở có bị can thiệp bởi những thiết bị y tế không cần thiết?

Cách tốt nhất để đối phó với nỗi sợ hãi này là nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ. Nếu mẹ tin tưởng và tôn trọng bác sĩ, mẹ có thể yên tâm rằng họ sẽ làm tròn trách nhiệm của họ để mẹ sinh nở thuận lợi nhất có thể. Nếu mẹ có thể tâm sự cho bác sĩ những mong muốn của mẹ khi sinh con, bác sĩ có thể giúp mẹ thực hiện những mong muốn đó nếu có thể.

- Liệu có đến viện kịp thời để sinh con?

Những trường hợp sinh nở tại nhà thường rất hiếm, đặc biệt với đứa con đầu lòng của mẹ. Nếu mẹ không khỏi lo lắng vấn đề này, hãy tìm hiểu một chút về hướng dẫn sinh con tại nhà để giảm bớt lo lắng.

- Liệu có phải mổ?

Kể từ khi mổ đẻ trở nên phổ biến, nỗi sợ hãi phải mổ của các bà mẹ là hoàn toàn dễ hiểu. Mặc dù đôi khi, mổ đẻ khiến mẹ cảm thấy thất vọng về bản thân đặc biệt khi mẹ cảm thấy không nhất thiết phải mổ.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi 28 tuần tuổi?

Hãy bắt tay vào công việc lắp ráp đồ dùng cho bé mẹ nhé. Mẹ có thể nhận được sự giúp đỡ tuyệt vời từ bố hoặc một vài người bạn. Giường cũi, nôi đưa và xe nôi đẩy cần thiết để được chuẩn bị từ bây giờ.

Video sự phát triển của thai nhi 30 tuần tuổi

Xem thêm

Kinh nghiệm đi sinh ở bệnh viện phụ sản hà nội

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Làm đẹp sau sinh

Minh Phương (BBC)
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 lỗi sai be bét khiến chị em "ở nhà suốt ngày" mà da vẫn sần sùi, đầy mụn nhọt

Đọc nhiều nhất