Stress ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

Stress ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

2016-02-14 15:00
- Bạn lo rằng những cơn stress của mình trong thai kỳ có thể gây hại cho bé con chưa chào đời?

Không chỉ mình bạn băn khoăn mà hầu hết phụ nữ khắp thế giới đều như thế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bầu hiểu thêm về những ảnh hưởng từ stress và cách khắc phục chúng trong thai kỳ.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, stress còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bé cưng nữa đấy
Mang thai là một trong những thời kỳ đẹp nhất vì bạn đang chờ đón một cuộc sống mới. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng mong manh, yếu ớt nhất. Khi có một sinh mạng bé nhỏ lệ thuộc vào mình, bạn chắc chắn sẽ thấy căng thẳng. Stress là tình trạng phổ biến trong suốt thai kỳ. Bà bầu được quyền cảm thấy hốt hoảng, thất vọng và thậm chí đôi khi trầm cảm. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ rất nguy hiểm nếu tình trạng tâm lý này diễn ra thường xuyên và có xu hướng trầm trọng hơn.
Khi bạn lâm vào tình cảnh stress, cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái đánh-hoặc-tránh. Những trạng thái như thế dẫn tới sự thôi thúc hormone cortisol, cùng các hormone gây stress khác. Ở những tình huống bình thường, các hormone này không gây hại và sẽ sụt giảm khi cơn căng thẳng lắng xuống. Nhưng nếu stress vẫn tồn tại dai dẳng, các hormone này có thể tàn phá cơ thể bạn và còn ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ nữa đấy.
1/ Stress ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi
- Sinh non
Trong nhiều trường hợp, tình trạng căng thẳng trong suốt thai kỳ có thể khiến mẹ bầu sinh non.
- Bào thai nhẹ cân
Một ảnh hưởng khác của stress trong thai kỳ là bào thai nhẹ cân. Các mẹ bầu thiếu cơ chế đương đầu với stress cần thiết có thể bị sụt cân trong thời gian mang thai, điều này có khả năng tác động lên cân nặng của em bé chưa chào đời.
- Các chứng rối loạn giấc ngủ
Các nghiên cứu cho thấy những chị em bị căng thẳng mạn tính trong khi mang bầu nhiều khả năng sẽ sinh ra các em bé bị rối loạn giấc ngủ.
- Có vấn đề trong hành vi
Trẻ nhỏ do mẹ bị căng thẳng quá mức trong lúc mang bầu sinh ra còn có thể phải chịu các hậu quả liên quan đến hành vi.
- Sự phát triển não bộ

Stress khi mang thai có thể biến đổi hóa học não bộ của bé con chưa chào đời và dẫn tới các biến chứng sau này trong cuộc sống.

Stress ở mẹ bầu có ảnh hưởng đến thai nhi?

2/ Làm thế nào để xử lý căng thẳng trong thai kỳ?
Khi bạn đang mang thai, những cơn stress thường ngày trong cuộc sống không tiêu tan một cách thần kỳ. Công việc căng thẳng, chuyện chạy xe đến chỗ làm giữa dòng giao thông đông đúc, các trục trặc trong hôn nhân…, có vô số lý do để thấy căng thẳng. Bổ sung vào tình trạng căng như dây đàn đó một số hormone thuộc về thai kỳ, bạn sẽ nhanh chóng “bùng nổ” nếu không có những bí quyết sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!
-  Ăn uống lành mạnh và đúng giờ
Stress có thể tác động xấu đến cách ăn uống của bạn. Nếu để mặc nó hoành hành, bạn sẽ chỉ càng rơi vào vòng xoáy tai hại của stress mà thôi. Các thói quen ăn uống xấu như nạp đồ ăn vặt và những chế độ ăn không điều độ có thể khiến bạn càng căng thẳng nặng hơn. Vì vậy, mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống đúng giờ giấc và duy trì chế độ ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe nhé.
- Tập thể dục đều đặn
Thể dục có thể là một biện pháp công phá stress tuyệt vời đấy. Do đó, nên tập thể dục thường xuyên nếu mẹ bầu muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn nên vận dụng những bài tập tốt cho bà bầu bao gồm cả đi bộ, bơi lội và yoga.
- Thiền định
Thiền là một cách rất hay để chị em tránh xa stress trong khi mang thai. Có rất nhiều kỹ thuật thiền khác nhau có thể giúp ích cho bạn.
- Tận dụng một sở thích
Hẳn đã đến lúc tận dụng lợi thế từ một sở thích nào đó của mẹ bầu rồi! Sở thích cũng là cách tốt để bạn sống tích cực và đánh bại căng thăng.
- Thổ lộ tâm tình
Nếu bạn gặp rắc rối, hãy nói ra điều đó. Trò chuyện về các vấn đề khó khăn của mình với bạn bè hoặc người thân có thể giúp ích rất nhiều cho bản thân bà bầu nhằm ngăn chặn và xua tan căng thẳng.
- Làm những gì bạn thích
“Tám” cùng bạn thân, đọc sách, xem phim, nghe nhạc…, cứ làm bất cứ điều gì miễn nó giúp bạn duy trì một tinh thần khỏe mạnh và tích cực.
- Ngừng lo lắng
Lo lắng quả thật luôn hiện diện trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng mẹ bầu hãy cố gắng thu hẹp tối đa các lý do gây lo lắng. Căn phòng lộn xộn, danh sách việc-cần-làm chưa hoàn tất, cãi cọ với người lạ trên đường – đó là những cuộc chiến mà bạn phải chọn đánh dứt điểm. Đừng để bất cứ tình huống nào trong số đó hạ gục bạn.
- Thảo luận cùng chuyên gia
Nếu cho rằng bạn không thể đối phó với cơn stress của đời mình, đừng ngại nói cho bác sĩ biết. Trò chuyện cùng một chuyên gia là biện pháp tốt nhất bạn có thể làm để giúp đỡ chính mình và bé cưng chưa chào đời.
(Theo MB)
Chồng khóc như mưa khi nhận được nhận món quà của vợ

Xem thêm

Bà bầu nên ăn gì?

Bà bầu không nên ăn gì?

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


4 nốt ruồi thường xuất hiện trên gương mặt người phụ nữ đào hoa, dễ làm người khác phái mê mệt

Đọc nhiều nhất