Những thời điểm thụ thai khiến thai nhi có nguy cơ dị tật, mẹ bầu mệt mỏi triền miên

Những thời điểm thụ thai khiến thai nhi có nguy cơ dị tật, mẹ bầu mệt mỏi triền miên

Thiện Duyên 2017-04-15 06:42
- Làm mẹ là thiên chức bẩm sinh và cũng là khao khát lớn nhất của hầu hết phụ nữ. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây bạn nên tạm thời hoãn lại kế hoạch sinh con nếu như muốn có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh.

Những trường hợp tuyệt đối không nên thụ thai

Sau khi bạn vừa sinh non hoặc sảy thai

Phụ nữ sau khi trải qua tình trạng sảy thai hoặc sinh non thì nội mạc tử cung bị tổn thương khá nặng nề, nếu lúc này lại thụ thai lần nữa sẽ càng dễ rơi vào trường hợp sảy thai mang tính thói quen vô cùng bất lợi cho việc có con về sau. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là chỉ nên sinh em bé sau khi bị sảy thai hoặc sinh non lần trước đó ít nhất là nửa năm.

Khi bạn đang thiếu dinh dưỡng

Trước khi quyết định kế hoạch có con, nếu cơ thể mẹ thiếu dinh dưỡng thì thai nhi trong giai đoạn đầu thai kỳ cũng không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, em bé khó phát triển. Mang thai khi thể chất yếu sẽ khiến cho cả mẹ lẫn bé gặp nhiều khó khăn và dễ xảy ra các nguy hiểm không mong muốn trong suốt thai kỳ.

Khi nào thì bạn tạm thời không nên thụ thai

Khi tâm trạng đang ức chế thậm chí là trầm cảm về tinh thần

Con người lúc bình thường khỏe mạnh nếu phải chịu áp lực hay gánh nặng tâm lý quá nặng nề thì các chức năng sinh lý bên trong cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng xấu theo, đặc biệt chất lượng trứng và tinh trùng đều giảm thấp. Huống hồ là khi phụ nữ đang mang thai, những kích thích tiêu cực từ trạng thái tinh thần gây ảnh hưởng xấu đến nội tiết hormone trong cơ thể người mẹ, gây trở ngại trực tiếp cho sự phát triển và sinh trưởng của thai nhi.

Do đó, nếu muốn có em bé khỏe mạnh và thông minh, ít nhất bạn cần điều chỉnh lại tâm trạng tiêu cực trước đó, xây dựng một tâm thái tốt trong suốt thai kỳ và tạo nền tảng tinh thần ổn định cho cả sau khi sinh.

Khi bạn lao lực và mệt mỏi quá độ

Một số thời điểm mà con người khó tránh phải làm việc, lao lực quá mức, chẳng hạn như thời gian cuối năm hoặc ngay cả khi chuẩn bị cho đám cưới. Công việc bận rộn với nhiều áp lực khiến cho thể lực giảm sút, ham muốn gối chăn trở nên “thiếu lửa” và chất lượng trứng lẫn tinh trùng đều không lý tưởng cho việc thụ thai.

Khi nào thì bạn tạm thời không nên thụ thai

Sau khi bạn vừa ngừng thuốc tránh thai

Ít nhất cần phải ngừng thuốc tránh thai 3 tháng thì mới có thể thụ thai. Vì vậy, lý tưởng nhất là sau nửa năm ngưng thuốc thì bạn mới nên có kế hoạch sinh em bé. Thời gian giãn cách này góp phần giúp mọi cơ chế sinh lý bên trong cơ thể bạn trở lại trạng thái tốt nhất để có con.

Khi bạn đang hút thuốc, uống rượu

Nicotine trong thuốc lá và Ethanol trong bia rượu có thể làm tổn hại tế bào trứng và tinh trùng. Phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống rượu tốt nhất nên cai cả hai thứ này sau 3 tháng rồi mới thụ thai. 

Khi bạn đang có bệnh

Khi bị bệnh, cơ thể con người trở nên yếu ớt hơn. Ngoài ra, việc dùng thuốc cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng, nghiêm trọng hơn còn có thể gây ra tình trạng dị dạng thai nhi. Do đó, trước khi điều trị khỏi bệnh tật, tốt nhất là bạn nên hoãn lại kế hoạch có con.

Mẹ mắc bệnh này càng nên thận trọng khi mang thai

Tiểu đường

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường dễ dẫn đến sảy thai, sinh non, có trường hợp thai chết lưu trong tử cung. Ngoài ra, tỷ lệ sinh thai nhi quá to hay dị dạng cũng tăng lên.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo có rất nhiều loại, nhưng thường gặp phải kể đến viêm nhiễm do vi khuẩn Candidal gây ra. Trong quá trình mang thai, vi khuẩn bệnh có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến em bé sinh ra dễ mắc bệnh đẹn miệng.

Khi nào thì bạn tạm thời không nên thụ thai

Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu nghiêm trọng không những khiến gặp nhiều khó khăn hơn trong thai kỳ mà còn ảnh hưởng sự phát dục của thai nhi, bất lợi cho cả quá trình hồi phục sau sinh.

Bệnh về thận, gan

Một khi mang thai thì các bệnh liên quan đến thận và gan có thể trầm trọng hơn, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non.

Bệnh tim mạch

Chức năng tim mạch không bình thường sẽ tạo thành trở ngại cho sự lưu thông máu, dẫn đến các mạch máu ở nhau thai trở nên khác thường, mẹ dễ bị sảy thai, sinh non và thậm chí tính mạng cũng có nguy cơ bị đe dọa.

Cao huyết áp

Người mắc chứng cao huyết áp càng dễ sinh ra các triệu chứng khác trong thai kỳ, bệnh tình trở nên nặng hơn. Nếu có các cơn đau đầu kịch liệt, đau nhức vai, mất ngủ, choáng váng thì thai phụ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

 

Thiện Duyên - Nguồn: maopuxing,  women-health

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


'Nghẹt thở' trước loạt ảnh đẹp như tranh của các vũ công ballet

Đọc nhiều nhất