Ảnh: Bi kịch dâu "mua" vỡ mộng giàu có, con cái thiếu tình mẫu tử

Ảnh: Bi kịch dâu "mua" vỡ mộng giàu có, con cái thiếu tình mẫu tử

Huy Hoàng 2014-10-29 20:49
- (Em đẹp) - Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn bàn tay chăm sóc của người mẹ, chúng khát khao tình mẫu tử đến nhường nào.
Những cô gái vì hoàn cảnh nghèo đã bỏ quê hương để lấy chồng ở miền đất xa nhà và nhận được một khoản tiền giúp gia đình nhưng rồi ước mong đổi đời ấy vụt tắt. Khi những đứa trẻ ra đời, hạnh phúc vỡ tan vì họ không chịu nổi cuộc sống nghèo khổ. Bỏ lại con, bỏ gia đình chồng, những người phụ nữ đáng thương mà cũng đáng giận đi tìm cuộc sống mới. Có người nhớ con vẫn về, có người biệt tích đến mức con cái lớn dần nhưng quên hết những ký ức về mẹ. Trong ánh mắt của nhiều đứa trẻ ở một làng quê Trung Quốc dưới đây, nước mắt cứ chực trào ra khi nhớ mẹ, khi khao khát được mẹ vỗ về, bồng bế, chăm sóc khi ốm đau.

Cùng xem bộ ảnh những đứa trẻ sống thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ dưới đây:

Tại thị trấn Thượng Phương, Cù Châu (Chiết Giang - Trung Quốc) có 2 thôn liền sát nhau là Đại Yến và Kim Dương. Trong 2 thôn này, có những đứa trẻ sống thiếu bàn tay, hơi ấm người mẹ. Những người mẹ đó đã bỏ nhà ra đi để tìm một cuộc sống mới. Đa số họ là những cô gái được mua về làm dâu. Mong muốn thoát khỏi nghèo khổ là điều khiến họ lựa chọn cuộc hôn nhân không có tình yêu như vậy, nhưng hiện thực lại khác xa so với tưởng tượng của họ.

Tại thôn Kim Dương, khoảng 10 đứa trẻ có mẹ bỏ đi đang ngồi tại trước cửa nhà chăm chú nghe cô giáo Ngô Hiếu Phân giảng bài. Mẹ của bọn trẻ quê ở Quý Châu, Vân Nam được bán đến đây làm dâu. Trong số đó, vẫn có những người trở về thăm con nhưng có những người biền biệt không trở về.


Bành Lộ Dao đang cầm ô che mưa cho chị Bành Phàm rửa rau. Vườn rau ngay trước cửa nhà là nguồn thức ăn chính trong ngày của cả nhà. Khoảng 5 năm trước, mẹ của 2 chị em Bành Phàm đột nhiên bỏ nhà đi. Đến nay mới chỉ trở về nhà 2 lần, mỗi lần về đều cho mỗi đứa 2 tệ ( khoảng 7.000 đồng). Theo lời bà nội của chị em Bành Phàm, con dâu của bà có vấn đề về thần kinh, hay khóc, chưa bao giờ hỏi han bà khi về thăm nhà.

Bành Lộ Dao – 10 tuổi đang nhìn ra ngoài trời mưa, rơm rớm nước mắt nói: "Không biết mẹ ở đâu, có bị ướt không".

Ảnh chụp 2 chị em đang chơi đùa cùng con gà nhà hàng xóm. Bố của 2 đứa trẻ này đi làm ăn xa quanh năm. Chị em Bành Phàm sống cùng với bà nội. Cuộc sống thời thơ ấu của 2 đứa trẻ không có bố mẹ bên cạnh.

Diêu Lệ Đình – 11 tuổi, trên áo của bé có một vết vá, cô bé cười nói: "Áo chỉ cần sạch sẽ, không cần đắt đỏ, như vậy mới có thể bớt gánh nặng cho người lớn".

Diêu Lệ Đình đang lau nước mắt trên mặt bà nội. Khi bé 3 tuổi, mẹ đã bỏ nhà ra đi. Trong nhà thiếu đi bàn tay người phụ nữ, bố của Lệ Đình làm ăn xa ít khi về nhà. Hiện tại, trong nhà chỉ còn Lệ Đình và ông, bà nội chăm sóc lẫn nhau. Ông nội của Diêu Lệ Đình là công nhân vệ sinh trong thôn. Lệ Đình là đứa trẻ thông minh, ngoan ngoãn, nhanh nhẹn.

Lý Gia Văn - 13 tuổi đang chuyển đồ đạc về nhà mới của bé. Cô bé như người trụ cột trong gia đình. Khi mới 3 tuổi, mẹ của Gia Văn chê nhà chồng nghèo nên đã bỏ về nhà mẹ đẻ, khoảng 10 năm sau không còn nhận được tin tức gì nữa. Bây giờ, Lý Gia Văn đang sống cùng với bố và bà nội. Vì con gái, bố của Gia Văn tên là Lý Hữu Phát vẫn chưa tái hôn.

Trong tiếng pháo hoa rộn ràng, người dân trong thôn đứng ở tầng dưới nhà mới của Gia Văn tranh cướp bánh kẹo để lấy hên cho chủ nhà. Đây là phong tục khánh thành nhà của người dân địa phương. Bạn bè của Lý Gia Văn cùng với những đứa trẻ không có mẹ như Lâm Chí Bảo, Tạ Kiệt Kha, Tưởng Văn Tĩnh cùng có mặt trong đoàn người đang tận hưởng khoảnh khắc vui vẻ này.

Có lẽ do có cùng hoàn cảnh đáng thương mà Tưởng Văn Tĩnh – 12 tuổi ở thôn Kim Dương cũng là người bạn thân nhất của Lý Gia Văn.

Bố của Tưởng Văn Tĩnh tên Tưởng Quốc Tương đang gắp miếng thịt cho con gái. Anh khen con gái rất cẩn thận và ngoan ngoãn. Năm 2003, nhà họ Tưởng đã chi hơn 1 vạn tệ (khoảng 35 triệu đồng) để đưa cô gái Châu Cửu Hương từ Quý Châu về làm dâu. Nàng dâu họ Châu sinh ra bé Văn Tĩnh nhưng sau đó lại bỏ nhà ra đi không rõ lý do.

Khi bắt đầu nghỉ hè, Văn Tĩnh và bà nội cùng nhau gói hoa giấy thuê cho một xưởng hoa giấy trong thôn. Mỗi ngày có thể kiếm được 7 - 8 tệ ( khoảng 25.000 - 28.000 đồng).

Tạ Kiệt Khang đang tắm cho ông nội 72 tuổi. Năm 2001, mẹ của Kiệt Khang tên là Dương Xương Trân đã bỏ nhà đi. Tạ Kiệt Khang năm nay 14 tuổi, thành tích học tập của cậu bé đặc biệt xuất sắc. Ấn tượng của bé đối với mẹ rất mơ hồ, nhưng mỗi khi bà nội đi vắng, cậu bé lại nhớ đến mẹ. Kiệt Khang chia sẻ, cậu luôn mong muốn có một ngày mẹ sẽ trở về sống cùng cả nhà.

Lâm Chí Bảo năm nay 9 tuổi, so với những đứa trẻ cùng trang lứa thì tính cách của bé rất kỳ quặc, đặc biệt bé rất sợ gặp người lạ. Năm lên 4 tuổi, mẹ của Lâm Chí Bảo tên là Lý Na Tạ đã lặng lẽ bỏ nhà đi. Hiện tại bé đang sống cùng với bố và ông nội. Bố của Chí Bảo tên Lâm Hồng Vị, hàng ngày đi làm thuê. Thu nhập của anh vừa đủ cho chi phí sinh hoạt, ăn uống.

Lâm Chí Bảo tự khâu vá cái áo bị rách. Những đứa trẻ không có mẹ, từ nhỏ đã biết tự lập và chăm sóc người nhà.

Thành tích học tập của Lâm Chí Bảo không tốt khiến bố của bé rất lo lắng.

Tưởng Vi Phi – 16 tuổi, học lớp 10, đang nhìn chăm chú bức ảnh của mẹ. Khi 4 tuổi, mẹ của Vi Phi tên Vương Tú Liên đã bỏ nhà ra đi, để lại con trai và chồng tên là Tưởng Thế Mộc. Tưởng Vi Phi nấu cơm rất ngon, tính tình vui vẻ. Mỗi khi nghỉ hè, Vi Phi đều đến xưởng sản xuất hoa giấy của thôn làm thuê 2 tháng, kiếm được gần 1.000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) để trang trải cuộc sống.

Thiếu mất bóng dáng người mẹ luôn là điều khiến Vi Phi buồn. Trong nhật ký của cậu có kẹp một bức ảnh mẹ, với dòng chữ: "Trong cuộc sống, nếu trong lòng mà không cảm thấy thoải mái, khi đó tự bản thân nên làm những việc mà mình muốn. Như vậy tâm tư mới có thể tốt hơn được". Bên trong cuốn nhật ký, có những dòng chữ chan chứa tình yêu thương của Vi Phi đối với mẹ cậu.

Chu Hiểu Diễm, năm nay 13 tuổi, sau khi Hiểu Diễm được sinh ra một thời gian thì mẹ của em đã bỏ nhà ra đi, từ đó không rõ tung tích. Không lâu sau đó, ông nội em qua đời. Tháng 10/2009, bố của Hiểu Diễm gặp tai nạn giao thông cũng qua đời. Bây giờ, chỉ còn cô bé và bà nội 60 tuổi nương tựa lẫn nhau. Bà nội của cô bé nói, Hiểu Diễm chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn nghe lời. Cô bé không có nhiều quần áo. Tất cả những bộ quần áo đang mặc đều được người khác cho nhưng Hiểu Diễm không hề phàn nàn về điều này.

Hiện tại, trường tiểu học ở thôn Đại Yến (Chiết Giang, Trung Quốc) có hơn 300 học sinh. Trong đó hơn 30 em không có mẹ. Những trẻ em này đều rất ngoan, tự lập, kiên cường khiến những người đến đây thăm đều có ấn tượng sâu sắc. Tuy nhiên, hoàn cảnh sống khó khăn khiến nhiều người cũng cảm thấy thương tâm.

Huy Hoàng
(Theo QQ)
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


So kè khối tài sản của 4 nữ ca sĩ được đồn đoán giàu nhất Việt Nam

Đọc nhiều nhất