Tử cung nhi hóa ngăn cản ước mơ làm mẹ của chị em?

Tử cung nhi hóa ngăn cản ước mơ làm mẹ của chị em?

2016-01-22 13:00
- Mẹ của cháu bé ra đời bằng phương pháp mang thai hộ không thể mang thai tự nhiên do bị tử cung nhi hóa.

Sáng 22/1, cháu bé đầu tiên nhờ phương pháp mang thai hộ đã chào đời đưa lại niềm hạnh phúc khôn xiết cho cả gia đình. Sau biết bao nhiêu chờ đợi, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ đã được thỏa ước nguyện làm bố làm mẹ. Theo lời chia sẻ của cặp vợ chồng này, sở dĩ phải nhờ đến phương pháp mang thai hộ là do người vợ bị tử cung nhi hóa (tức tử cung quá nhỏ). 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Kim Dung cho hay, tử cung nhi hóa là tình trạng chỉ số sau khi đo đạc dưới 30mm. Ở trường hợp này, phụ nữ trưởng thành song tử cung cũng như cơ quan sinh sản phát triển kém hơn người khác hoặc không phát triển. 

Tử cung nhi hóa ngăn cản ước mơ làm mẹ của chị em?
Nguyên nhân của tử cung nhi hóa là do estrogen và progesterone không có dẫn đến tử cung không phát triển nên kích thước tử cung bé như giai đoạn chưa dậy thì. Kích thước tử cung thường vào khoảng 35-45mm. Sự phát triển của tử cung lớn lên nhờ vào estrogen và progesterone, chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén. Khi bước vào giai đoạn dậy thì, nội tiết tộ giúp cho cơ quan sinh sản, bộ phận sinh dục lớn lên. Trong đó, tử cung phát triển nhanh, tạo ra kinh nguyệt tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh về sau. 
Chu kỳ kinh bình thường từ 28 đến 32 ngày, số ngày hành kinh từ 3 đến 5 ngày, số lượng máu kinh khoảng 100 – 200ml, máu kinh có màu nâu đen, có lẫn mảnh vụn, máu cục, nhầy. Nếu chu kỳ kinh hơn 35 ngày gọi là chu kỳ dài, dưới 22 ngày gọi là chu kỳ ngắn. Số ngày hành kinh trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Số lượng máu kinh trên 200ml gọi là băng kinh. 

Trường hợp nhi tử cung hóa cũng có thể do bẩm sinh đã không có tử cung hoặc tử cung nhỏ. Ngoài ra, phụ nữ cắt bỏ buồng trứng 2 bên do khối u hoặc bị chứng suy buồng trứng sớm.

Việc phát hiện nhi tử cung hóa cần phải tiến hành khám tại chuyên khoa sản. Quá trình khám gồm âm đạo, âm hộ, tử cung, cơ quan sinh sản bên trong. Lập gia đình lâu mà không có thai cũng có thể phải xác định tình trạng của tử cung ngoài các nguyên nhân khác hoặc tình trạng không có kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, chu kỳ thưa hơn.

Điều trị tử cung nhi hóa thế nào?

Đây là vấn đề rất lớn đối với chị em nhất là trong giai đoạn đang sinh đẻ. Mặt khác, khi tử cung nhi hóa thì buồng trứng không phát triển, âm đạo bất thường nên không thể có thai.

Để phát hiện kịp thời chứng tử cung nhi hóa cần phải kiểm tra định kỳ từ giai đoạn dậy thì cho đến khi có gia đình. Đặc biệt, sau đám cưới 1 năm chưa có thai cần kiểm tra thêm phần tử cung có bị nhi hóa hay không. Nếu trường hợp có tử cung hoặc tử cung nhỏ, cần phải tiến hành xét nghiệm mức độ estrogen vàprogesterone.

Quá trình điều trị này kéo dài từ 3 -6 tháng hoặc lâu hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ. Quá trình điều trị kết hợp theo dõi kinh nguyệt có hay không, sự phát triển của tử cung. 

Nếu bị nhi hóa tử cung do cắt bỏ buồng trứng hoặc suy buồng trứng sớm phải điều trị bằng thuốc nội tiết tố kéo dài. Ngoài ra, để mang thai có thể phải cần nhờ đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

Minh Minh
(Theo Congluan)

Cách tránh thai cần biết:

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 phim Hoa ngữ bị 'đắp chiếu' vô thời hạn vì scandal của diễn viên chính

Đọc nhiều nhất