TS Nguyễn Anh Trí (Giám đốc Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương) cho biết, kỹ thuật NAT là kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc máu hiện đại, tiên tiến nhất. Kỹ thuật này giúp sàng lọc các virus HBV, HCV và HIV. Ưu điểm của nó là độ chính xác và độ nhạy cao. Từ đó đưa lại hiệu quả rõ rệt trong thời gian cửa sổ để có thể phát hiện kịp thời sự tồn tại của virus trong máu.
Trên thế giới, ngay từ năm 1999, kỹ thuật NAT đã được đưa vào áp dụng trong sàng lọc nhằm phát hiện virus HCV. Kể từ năm 2002, cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ đã chính thức công nhận kỹ thuật này trong sàng lọc đơn vị máu. Từ đó, NAT được đưa vào sử dụng trong xét nghiệm virus HBV, HCV và HIV.
Theo TS Nguyễn Anh Trí, ưu điểm của kỹ thuật này là cho kết quả sàng lọc nhạy cao. So sánh giữa phương pháp dùng kỹ thuật NAT và kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học cho thấy:
HCV: HTH > 85 ngày => NAT 23 ngày – rút ngắn > 60 ngày
HBV: HTH > 60 ngày => NAT 34 ngày – rút ngắn > 25 ngày
HIV: HTH > 21 ngày => NAT 10 ngày – rút ngắn > 10 ngày
Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm NAT là phát hiện virus HIV chỉ còn 10 ngày, HBV sớm hơn 25 ngày, HCV chưa đến 60 ngày. Việc phát hiện này hơn so với kỹ thuật xét nghiệm huyết thanh học. Ngoài ra phương pháp này giúp phát hiện trực tiếp các DNA và RNA của virus thông qua nhân bản đoạn gen đặc hiệu của virus tăng lên nhiều lần. Và sau đó xác định chính xác virus đã nhiễm. Điều này giúp rút ngắn thời gian cửa sổ phát hiện virus lây nhiễm, cho kết quả độ nhạy cao.
Kỹ thuật xét nghiệm NAT phát hiện trực tiếp các DNA hoặc RNA của vi rút thông qua nhân bản đoạn gen đặc hiệu của vi rút (dù khá thấp trong máu ngay từ lúc mới nhiễm) tăng lên nhiều lần và sau đó xác định chính xác vi rút đã nhiễm, rút ngắn thời gian cửa sổ của phát hiện vi rút lây nhiễm và cho kết quả có độ nhạy cao.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Dương (Phó Giám đốc Bệnh viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) cho hay, với kỹ thuật xét nghiệm thông thường không phát hiện ra bệnh lý. Do giai đoạn cửa sổ, tải lượng virus còn ở mức quá thấp nên không phát hiện được. Còn phương pháp kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử NAT có thể sàng lọc virus với độ chính xác, nhạy cao do thực hiện trên máy xét nghiệm sinh học phân tử hoàn toàn tự động.
Kỹ thuật có ý nghĩa
Theo bác sĩ Nguyễn Anh Trí, tính trong năm 2015, ngoài xét nghiệm cho 100% đơn vị máu dùng kỹ thuật huyết thanh học để phát hiện nhiễm virus HIV, HBV, HCV, giang mai...Kỹ thuật xét nghiệm NAT cũng được ứng dụng cho 417.893 mẫu chiếm 36% tổng số máu tiếp nhận và sử dụng. Trong đó xác định và phát hiện 442 mẫu có nhiễm bệnh.
Kết quả xét nghiệm sàng lọc vi rút HBV, HCV và HIV trong 10 năm triển khai xét nghiệm NAT (1998-2008) tại 37 quốc gia ở các châu lục, đã phát hiện khoảng 3.000 trường hợp nhiễm tác nhân gây bệnh, mà xét nghiệm huyết thanh học không phát hiện được (chiếm khoảng 0,003%).
"Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã thử nghiệm kỹ thuật này. Có thể nói quá trình thử nghiệm nhằm nghiên cứu sự khả thi cũng như lợi ích của xét nghiệm. Từ cuối năm 2014, Viện Truyền máu và Huyết học Trung ương là đơn vị đầu tiên thực hiện triển khai kỹ thuật NAT trong việc xét nghiệm sàng lọc máu. Đây thực sự là bước ngoặt có ý nghĩa góp phần quan trọng trong việc xét nghiệm.
Với kỹ thuật xét nghiệm học phân tử NAT góp phần củng cố phòng tuyến an toàn để bảo vệ người bệnh khi cần truyền máu cũng như cuộc sống gia đình. Ngoài ra, hạn chế những nguy cơ cho xã hội. Mặt khác, kỹ thuật góp phần đảm bảo an toàn truyền máu trong đó cung cấp lượng máu, chế phẩm máu đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng. Chống các bệnh có nguy cơ lây nhiễm là trách nhiệm của toàn xã hội nhưng cũng là trách nhiệm của cán bộ y tế công tác ở lĩnh vực cung cấp máu", bác sĩ nhấn mạnh.
Đảm bảo an toàn truyền máu đang được tiếp tục cải thiện, nhưng hiện còn rất nhiều thách thức. Truyền thông giúp mọi người hiểu, chia sẻ, chung sức cải thiện chắc chắn sẽ giúp ích nhiều hơn nữa cho người bệnh và xã hội.
Hiền Anh
n
3 cung Hoàng đạo có một mùa hè bội thu, tiền bạc rủng rỉnh