Cháu bé bị dao đâm xuyên đầu bị viêm màng não mủ
2015-11-18 20:54
- Cháu bé Dương Minh Phát đang bị viêm màng não mủ nặng, hiện nay các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 đang tiếp tục điều trị cho bé.
Tin liên quan
Bệnh nhi Dương Minh Phát (cháu bé bị dao đâm vào đầu) xuất viện cách đây không lâu vừa phải nhập viện do viêm màng não mủ nặng. Đây là thông tin được đưa ra từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Tp.HCM). Hiện nay, cháu Phát vẫn đang được tiếp tục điều trị tại bệnh viện và bác sĩ chưa đưa ra tiên lượng về trường hợp bệnh nhân này.
Cách đây không lâu, cháu bé Dương Minh Phát bị dao đâm xuyên sọ khiến dư luận kinh hoàng. Hôm 7/8, bà Nguyễn Thị Vân đến Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long nói là mạnh thường quân. Bà Vân đã cho tiền một số bệnh nhân. Bà Vân rút 150.000 đồng đưa cho nhưng chị Duyên không nhận.
Đến buổi tối cùng ngày, bà Vân thấy phòng chị Duyên còn chỗ trống nên xin ngủ lại. Chị Duyên đồng ý nhưng yêu cầu khi chị của chị Duyên quay lại thì phải trả lại giường. Đến đêm hôm đó, chị Duyên thấy bà Vân cứ tiến lại gần chỗ con trai nằm nên nghi ngờ. Khi nhận ra ý định muốn bắt cóc con của bà Vân, chị Duyên la lên và chạy theo bà Vân. Nhưng đáng sợ nhất là khi chị Duyên quay lại thì phát hiện cháu Phát bị dao đâm vào đầu.
Bé Phát được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Trải qua một thời gian điều trị, sau đó 3 tuần, bé được xuất viện và về nhà. Còn bà Vân bị bắt giao cho cơ quan công an. Theo lời khai bà Vân muốn chết nên đã giết người để người nhà giết bản thân mình. Chính vì suy nghĩ này đã thôi thúc bà hành động, làm việc đáng sợ với cháu bé còn nhỏ.
Sau khi xuất viện, cháu Phát đã tái khám cách đây không lâu. Cân nặng vào thời điểm đó của bé khoảng 5,5kg, hơi thiếu máu. Theo lời gia đình, vào thời điểm tái khám, cháu bé bị nghiêng đầu, chảy nước mắt có bú kém hơn.
Viêm màng não mủ nguy hiểm thế nào?
Viêm màng não mủ là căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh là triệu chứng như trẻ mệt mỏi, có sốt vừa hoặc sốt cao, ăn kém, bú kém. Ngoài ra, trẻ cũng có biểu hiện khác là nước mũi nhiều, nôn hoặc ho. Chính vì những triệu chứng ban đầu này mà nhiều người sẽ nhầm lẫn với bệnh hô hấp hay cảm sốt, sốt virus thông thường.
Tuy nhiên, triệu chứng điển hình giúp bạn dễ dàng phát hiện trẻ mắc viêm màng não mũ là co giật, trẻ đau đầu, rối loạn ý thức. Với trẻ sơ sinh, những dấu hiệu này có thể không rõ rệt, thậm chí không có những triệu chứng điển hình do vậy phụ huynh phải cảnh giác.
Việc chẩn đoán viêm màng não mủ ở trẻ dưới 1 tuổi khó hơn. Ở tuổi này, trẻ có những lâm sàng khác với trẻ lớn, người lớn, chẩn đoán khó. Nếu người ta nói triệu chứng cổ điển viêm màng não của người lớn, trẻ lớn là đau đầu, táo bón, cứng gáy thì ở trẻ dưới 1 tuổi không có triệu chứng đó mà lại là triệu chứng gây tiêu chảy. Chính vì thế, bác sĩ dễ bị lạc hướng điều trị.
Bệnh viêm màng não mủ được coi là bệnh cấp cứu đòi hỏi phải chăm sóc tốt để đảm bảo không có biến chứng. Ví dụ như lên cơn co giật phải phát hiện sớm để không dẫn tới tình trạng ngừng thở; hôn mê sẽ gây ứng đọng đờm dãi gây bội nhiễm thêm viêm phổi nên phải chăm sóc đường hô hấp thật tốt. Hay trẻ nôn không ăn được dẫn tới rối loạn nước, điện giải…
Để tránh mắc bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu, cần vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh họng, miệng hàng ngày. Cần cách ly bệnh nhân và tránh tiếp xúc với người bị bệnh vì vi khuẩn có thể lây qua các giọt nước bọt, chất nhầy họng do bệnh nhân ho, nói bắn ra không khí xung quanh người lành trực tiếp hít phải. Hiện nay đã có vắc xin đặc hiệu, trẻ em dưới 36 tháng cần được tiêm loại vắc xin này để gây miễn dịch chủ động.
Khi nhiễm não mô cầu cần phân lập vi khuẩn và tiến hành thử test nhạy cảm với kháng sinh, dựa vào kết quả kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp điều trị là tốt nhất. Ở cơ sở nào chưa có điều kiện phân lập vi khuẩn và làm kháng sinh đồ thì dựa vào phác đồ để điều trị.
Thanh Thủy
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Tôi xin lỗi, vì đã từng gặp em