Đặng Lệ Quân - nhớ mãi nữ ca sĩ hồng nhan bạc mệnh
2014-10-06 16:26
- (Em đẹp) - Bất chấp những rào cản ngôn ngữ và dòng chảy thời gian, cố ca sĩ Đặng Lệ Quân cùng những khúc tình ca do cô thể hiện vẫn luôn sống mãi trong lòng người nghe, trong đó có khán giả Việt Nam.
Tin liên quan
Không quá lời khi cho rằng, tính đến nay, Đặng Lệ Quân là ca sĩ người Hoa nổi tiếng nhất thế giới, với sức ảnh hưởng mạnh mẽ với nhiều thế hệ khán giả tại nhiều quốc gia châu Á, ngoại trừ cộng đồng người Hoa khắp nơi, còn có các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Thái Lan…
Điều gì khiến Đặng Lệ Quân trở nên thu hút đến thế?
Giọng hát của Đặng Lệ Quân ngọt ngào và trong trẻo bất chấp thời gian và tuổi tác. Dù là lúc chập chững mới vào ngề, khi 14 tuổi, hay đã bước qua tuổi tứ tuần, chất giọng của Đặng Lệ Quân vẫn vậy, mộc mạc, chân thành và không cần đến sự hỗ trợ của các yếu tố kỹ thuật. Chính điều này giúp cô ca sĩ xứ Đài chạm đến trái tim của mỗi khán giả, vượt qua những yếu tố khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, làm xúc động người nghe bằng âm nhạc – điều nguyên sơ nhất.
Trong suốt cuộc đời mình, Đặng Lệ Quân trung thành với dòng nhạc trữ tình lãng mạn cùng những ca khúc dân ca. Cô có phong cách biểu diễn hết sức dung dị: không vũ đạo, không màu mè, chỉ có người ca sĩ cùng chiếc mic và giọng ca cất lên từ trái tim,
Sinh ra, lớn lên và khởi đầu sự nghiệp tại Đài Loan, Đặng Lệ Quân từng một thời bị cấm vận tại Trung Quốc đại lục trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Ủy mị, ướt át, không mang tính chất cổ động tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, sau cải cách, từ những năm 80 trở đi, giọng ca của Đặng Lệ Quân được người dân Trung Quốc đại lục đón nhận một cách nhiệt liệt. Hồi đó, người dân ở đây có câu: "Ban ngày nghe Lão Đặng, ban đêm nghe Tiểu Đặng". Lão Đặng là chỉ Đặng Tiểu Bình, một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Tiểu Đặng chỉ cô ca sĩ Đặng Lệ Quân lúc đó tầm 25, 26 tuổi. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng lớn của giọng ca này tới cộng đồng người Hoa như thế nào.
Bao nhiêu thế hệ khán giả, khác biệt về văn hóa, không giống nhau về ngôn ngữ, đã cùng thổn thức khi nghe ca khúc Ánh trăng nói hộ lòng em - ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp 30 năm ca hát của cô.
Ca khúc "Ánh trăng nói hộ lòng em".
Anh hỏi em yêu anh nhường nào?
Em nói mình yêu anh sâu đậm
Trái tim này là thật, tấm tình là thật
Ánh trăng kia nói hộ lòng em…
Ca khúc hit "Em chỉ để ý có mình anh" lại là nỗi lòng thiết tha của người con gái, nói về điều diệu kỳ của tình yêu và khát khao mãi không bao giờ phải rời xa người mình yêu.
Mặc cho thời gian mải miết trôi đi
Lòng em chỉ để ý có mình anh thôi
Sẵn lòng sống với hơi thở của nhau
Đời người bao nhiêu cho đủ để được tri kỷ?
Mất đi sức mạnh cuộc sống cũng không hối tiếc
Vì vậy, xin anh, đừng để em phải xa anh
Trái tim em chẳng thể nào biết thế nào là tình yêu nếu thiếu vắng bóng hình anh…
Những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc đời của Đặng Lệ Quân cùng ca khúc "Em chỉ để ý có mình anh" .
Không chỉ vậy, Đặng Lệ Quân còn đem đến cho khán giả những bài hát dân ca ca ngợi quê hương cùng những ca khúc ca ngợi sự tự do, khoáng đạt.
Năm 1989, Đặng Lệ Quân có chuyến lưu diễn tại Pháp và bày tỏ sự ủng hộ với phong trào Thiên An Môn đang diễn ra tại Trung Quốc đại lục lúc bấy giờ. Vào 27/5/1989, hơn 300 nghìn khán giả đã tham gia đại nhạc hội Những bài hát dân chủ dành tặng Trung Quốc, được tổ chức tại Hồng Kông. Một trong những điểm nhấn là ca khúc Quê hương tôi ở bên kia ngọn núi do Đặng Lệ Quân biểu diễn.
Nữ ca sĩ đã từng lưu diễn ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, nhưng chưa từng biểu diễn tại Trung Quốc đại lục, dù cô được người người tại đây yêu mến. Trong những năm đầu 90 của thế kỷ trước, Đặng Lệ Quân từng nhận được lời mời đến biểu diễn tại một sự kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cô đã từ chối.
Mối duyên với khán giả Việt
Đặng Lệ Quân đến Việt Nam biểu diễn vào năm 1971.
Khán giả Việt Nam, dù hiểu hay không hiểu hết ngôn từ của ca khúc, cũng luôn dành cho Đặng Lệ Quân những tình cảm đặc biệt. Năm 1971, Đặng Lệ Quân từng đến biểu diễn tại Sài Gòn, thu hút đông đảo sự chú ý của khán giả và báo giới lúc bấy giờ. Trong số rất nhiều các ca sĩ Hoa ngữ, Đặng Lệ Quân là gương mặt được nhiều thế hệ người nghe ở Việt Nam yêu mến. Không chỉ thưởng thức những ca khúc gốc bằng tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông hay tiếng Phổ thông, những bài hát cover lại như "Mùa thu lá bay", "Anh nói thế nào"… đều được khán giả Việt Nam thuộc lòng.
Ca khúc "Không" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được Đặng Lệ Quân viết lại lời bằng tiếng Hoa và tiếng Nhật.
Không những vậy, trong lần biểu diễn tại Việt Nam cách đây hơn 40 năm, Đặng Lệ Quân đã bị mê hoặc bởi ca khúc "Không" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Sau chuyến lưu diễn này, cô đã nhờ người dịch lại thật mượt mà ca từ của bài hát "Không", sau đó, đã đặt lại lời cho ca khúc này bằng tiếng Hoa và tiếng Nhật. "Không"– phiên bản tiếng Nhật và tiếng Hoa cũng là một trong những ca khúc hit của Đặng Lệ Quân.
Hồng nhan bạc phận
Không giống với một ngôi sao nổi tiếng, Đặng Lệ Quân có lối sống giản dị, cách xa giới báo chí. Dù vậy, đường tình duyên của cố ca sĩ khá trắc trở. Ở tuổi còn rất trẻ, Đặng Lệ Quân hẹn hò với con trai của một ông trùm trong giới bài bạc người Malaysia, nhưng mối quan hệ này kết thúc khi bạn trai của cô bị chết. Theo như báo giới lúc bấy giờ, thì đây là cái chết liên quan đến thanh trừng của các băng nhóm xã hội đen. Lúc đó, Đặng Lệ Quân mới 19 tuổi.
Năm 1982, ở tuổi 29, sau 4 năm quen nhau, cô đính hôn với Beau Kuok - doanh nhân trẻ, con trai của một tỷ phú người Malaysia. Tuy nhiên, Đặng Lệ Quân đã chủ động hủy bỏ hôn ước do bên nhà trai yêu cầu cô ký kết hợp đồng hôn nhân, đồng thời chấm dứt hoạt động nghệ thuật sau khi kết hôn.
Năm 1989, cô gặp Quilery Paul Puel Stephane - một nhiếp ảnh gia người Pháp sau chuyến lưu diễn tại Paris. Họ đã trải qua 7 năm ngọt ngào bên nhau cho đến khi Đặng Lệ quân đột ngột ra đi vào tháng 5/1995. Sau này, Paul cho biết, cả hai đã đính hôn và dự định sẽ kết hôn vào tháng 8/1995. Tuy nhiên, mong ước thực sự chung đôi mãi mãi còn dang dở.
Sự ra đi của Đặng Lệ Quân ở tuổi 43 khiến khán giả khắp thế giới ngỡ ngàng và xót xa. Nguyên nhân cái chết được cho là do căn bệnh hen suyễn mà cố ca sĩ mắc phải từ lâu, nhưng các bác sĩ và vị hôn phu của cô cho rằng, Đặng Lệ Quân ra đi do bị trụy tim – phản ứng phụ của việc sử dụng quá liều một loại thuốc chữa bệnh hen suyễn.
Dù đã vĩnh viễn ra đi, nhưng Đặng Lệ Quân vẫn là giọng ca sống mãi trong lòng khán giả.
Đến nay, đã gần 20 năm sau sự ra đi của nữ ca sĩ tài hoa nhiều thế hệ khán giả đã lắng nghe, vẫn rung động, và dành cho Đặng Lệ Quân những tình cảm mến yêu nhất. Có thể nói, Đặng Lệ Quân là hình ảnh tiêu biểu cho một người nghệ sĩ sống cùng năm tháng, bởi tất cả tài năng và lòng đam mê với âm nhạc.
Núi có thể mòn, sông có thể cạn, nhưng những ca khúc mà cố ca sĩ thể hiện vẫn nói lên tình yêu quê hương, yêu đời, yêu người – những điều không bao giờ thay đổi dù cuộc sống có muôn vàn nỗi thăng trầm.
Điều gì khiến Đặng Lệ Quân trở nên thu hút đến thế?
Đặng Lệ Quân (1953 - 1995), là ca sĩ người Hoa nổi tiếng nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Giọng hát của Đặng Lệ Quân ngọt ngào và trong trẻo bất chấp thời gian và tuổi tác. Dù là lúc chập chững mới vào ngề, khi 14 tuổi, hay đã bước qua tuổi tứ tuần, chất giọng của Đặng Lệ Quân vẫn vậy, mộc mạc, chân thành và không cần đến sự hỗ trợ của các yếu tố kỹ thuật. Chính điều này giúp cô ca sĩ xứ Đài chạm đến trái tim của mỗi khán giả, vượt qua những yếu tố khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa, làm xúc động người nghe bằng âm nhạc – điều nguyên sơ nhất.
Trong suốt cuộc đời mình, Đặng Lệ Quân trung thành với dòng nhạc trữ tình lãng mạn cùng những ca khúc dân ca. Cô có phong cách biểu diễn hết sức dung dị: không vũ đạo, không màu mè, chỉ có người ca sĩ cùng chiếc mic và giọng ca cất lên từ trái tim,
Sinh ra, lớn lên và khởi đầu sự nghiệp tại Đài Loan, Đặng Lệ Quân từng một thời bị cấm vận tại Trung Quốc đại lục trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Ủy mị, ướt át, không mang tính chất cổ động tinh thần dân tộc. Tuy nhiên, sau cải cách, từ những năm 80 trở đi, giọng ca của Đặng Lệ Quân được người dân Trung Quốc đại lục đón nhận một cách nhiệt liệt. Hồi đó, người dân ở đây có câu: "Ban ngày nghe Lão Đặng, ban đêm nghe Tiểu Đặng". Lão Đặng là chỉ Đặng Tiểu Bình, một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và Tiểu Đặng chỉ cô ca sĩ Đặng Lệ Quân lúc đó tầm 25, 26 tuổi. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng lớn của giọng ca này tới cộng đồng người Hoa như thế nào.
Bao nhiêu thế hệ khán giả, khác biệt về văn hóa, không giống nhau về ngôn ngữ, đã cùng thổn thức khi nghe ca khúc Ánh trăng nói hộ lòng em - ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp 30 năm ca hát của cô.
Ca khúc "Ánh trăng nói hộ lòng em".
Anh hỏi em yêu anh nhường nào?
Em nói mình yêu anh sâu đậm
Trái tim này là thật, tấm tình là thật
Ánh trăng kia nói hộ lòng em…
Ca khúc hit "Em chỉ để ý có mình anh" lại là nỗi lòng thiết tha của người con gái, nói về điều diệu kỳ của tình yêu và khát khao mãi không bao giờ phải rời xa người mình yêu.
Mặc cho thời gian mải miết trôi đi
Lòng em chỉ để ý có mình anh thôi
Sẵn lòng sống với hơi thở của nhau
Đời người bao nhiêu cho đủ để được tri kỷ?
Mất đi sức mạnh cuộc sống cũng không hối tiếc
Vì vậy, xin anh, đừng để em phải xa anh
Trái tim em chẳng thể nào biết thế nào là tình yêu nếu thiếu vắng bóng hình anh…
Những hình ảnh đáng nhớ trong cuộc đời của Đặng Lệ Quân cùng ca khúc "Em chỉ để ý có mình anh" .
Các bài hát do cố ca sĩ thể hiện đa phần đều nói lên tâm trạng của người con gái đang yêu. Không đao to búa lớn, không bi kịch ướt át, tất cả đều dịu dàng, chân thành với những tâm sự mà bất cứ người con gái khi yêu nào đều trải qua. Từ mối tình đầu dịu dàng, những buồn thương khi tình yêu va vấp, và cả những khát khao cháy bỏng được trọn đời trọn kiếp bên người mình yêu, tất cả đều được thể hiện trọn vẹn qua nhiều ca khúc của Đặng Lệ Quân.
Không chỉ vậy, Đặng Lệ Quân còn đem đến cho khán giả những bài hát dân ca ca ngợi quê hương cùng những ca khúc ca ngợi sự tự do, khoáng đạt.
Năm 1989, Đặng Lệ Quân có chuyến lưu diễn tại Pháp và bày tỏ sự ủng hộ với phong trào Thiên An Môn đang diễn ra tại Trung Quốc đại lục lúc bấy giờ. Vào 27/5/1989, hơn 300 nghìn khán giả đã tham gia đại nhạc hội Những bài hát dân chủ dành tặng Trung Quốc, được tổ chức tại Hồng Kông. Một trong những điểm nhấn là ca khúc Quê hương tôi ở bên kia ngọn núi do Đặng Lệ Quân biểu diễn.
Nữ ca sĩ đã từng lưu diễn ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, nhưng chưa từng biểu diễn tại Trung Quốc đại lục, dù cô được người người tại đây yêu mến. Trong những năm đầu 90 của thế kỷ trước, Đặng Lệ Quân từng nhận được lời mời đến biểu diễn tại một sự kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng cô đã từ chối.
Mối duyên với khán giả Việt
Đặng Lệ Quân đến Việt Nam biểu diễn vào năm 1971.
Khán giả Việt Nam, dù hiểu hay không hiểu hết ngôn từ của ca khúc, cũng luôn dành cho Đặng Lệ Quân những tình cảm đặc biệt. Năm 1971, Đặng Lệ Quân từng đến biểu diễn tại Sài Gòn, thu hút đông đảo sự chú ý của khán giả và báo giới lúc bấy giờ. Trong số rất nhiều các ca sĩ Hoa ngữ, Đặng Lệ Quân là gương mặt được nhiều thế hệ người nghe ở Việt Nam yêu mến. Không chỉ thưởng thức những ca khúc gốc bằng tiếng Quan Thoại, tiếng Quảng Đông hay tiếng Phổ thông, những bài hát cover lại như "Mùa thu lá bay", "Anh nói thế nào"… đều được khán giả Việt Nam thuộc lòng.
Ca khúc "Không" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 được Đặng Lệ Quân viết lại lời bằng tiếng Hoa và tiếng Nhật.
Không những vậy, trong lần biểu diễn tại Việt Nam cách đây hơn 40 năm, Đặng Lệ Quân đã bị mê hoặc bởi ca khúc "Không" của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Sau chuyến lưu diễn này, cô đã nhờ người dịch lại thật mượt mà ca từ của bài hát "Không", sau đó, đã đặt lại lời cho ca khúc này bằng tiếng Hoa và tiếng Nhật. "Không"– phiên bản tiếng Nhật và tiếng Hoa cũng là một trong những ca khúc hit của Đặng Lệ Quân.
Hồng nhan bạc phận
Không giống với một ngôi sao nổi tiếng, Đặng Lệ Quân có lối sống giản dị, cách xa giới báo chí. Dù vậy, đường tình duyên của cố ca sĩ khá trắc trở. Ở tuổi còn rất trẻ, Đặng Lệ Quân hẹn hò với con trai của một ông trùm trong giới bài bạc người Malaysia, nhưng mối quan hệ này kết thúc khi bạn trai của cô bị chết. Theo như báo giới lúc bấy giờ, thì đây là cái chết liên quan đến thanh trừng của các băng nhóm xã hội đen. Lúc đó, Đặng Lệ Quân mới 19 tuổi.
Năm 1982, ở tuổi 29, sau 4 năm quen nhau, cô đính hôn với Beau Kuok - doanh nhân trẻ, con trai của một tỷ phú người Malaysia. Tuy nhiên, Đặng Lệ Quân đã chủ động hủy bỏ hôn ước do bên nhà trai yêu cầu cô ký kết hợp đồng hôn nhân, đồng thời chấm dứt hoạt động nghệ thuật sau khi kết hôn.
Năm 1989, cô gặp Quilery Paul Puel Stephane - một nhiếp ảnh gia người Pháp sau chuyến lưu diễn tại Paris. Họ đã trải qua 7 năm ngọt ngào bên nhau cho đến khi Đặng Lệ quân đột ngột ra đi vào tháng 5/1995. Sau này, Paul cho biết, cả hai đã đính hôn và dự định sẽ kết hôn vào tháng 8/1995. Tuy nhiên, mong ước thực sự chung đôi mãi mãi còn dang dở.
Sự ra đi của Đặng Lệ Quân ở tuổi 43 khiến khán giả khắp thế giới ngỡ ngàng và xót xa. Nguyên nhân cái chết được cho là do căn bệnh hen suyễn mà cố ca sĩ mắc phải từ lâu, nhưng các bác sĩ và vị hôn phu của cô cho rằng, Đặng Lệ Quân ra đi do bị trụy tim – phản ứng phụ của việc sử dụng quá liều một loại thuốc chữa bệnh hen suyễn.
Dù đã vĩnh viễn ra đi, nhưng Đặng Lệ Quân vẫn là giọng ca sống mãi trong lòng khán giả.
Núi có thể mòn, sông có thể cạn, nhưng những ca khúc mà cố ca sĩ thể hiện vẫn nói lên tình yêu quê hương, yêu đời, yêu người – những điều không bao giờ thay đổi dù cuộc sống có muôn vàn nỗi thăng trầm.
Thiên Lam
Nguồn ảnh: Documenting Reality
Khán giả sẽ nhớ mãi những nhân vật giải trí nổi tiếng trong lịch sử |
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Nuôi con đơn thân nhưng nhiều sao Việt không ngại 'mạnh tay' chi cho con tiền học 'khủng'