Video: Gặp thầy giáo dạy học sinh viết chữ bằng miệng
2014-11-20 09:24
- Anh Phùng Văn Trường (Chương Mỹ, Hà Nội) bị khuyết tật nhưng vẫn miệt mài dạy trẻ quanh làng viết chữ bằng miệng.
Tin liên quan
Gần 5 năm qua, lớp học của anh Phùng Văn Trường, người đàn ông khuyết tật viết chữ bằng miệng sinh năm 1979, thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội luôn vang tiếng đánh vần, cộng trừ nhân chia của các em nhỏ.
14h chiều, đám trẻ trong làng chạy ùa tới nhà anh Trường. Không cần nhắc, từng đứa để gọn cặp một góc, lấy sách vở ra rồi tự giác ngồi vào bàn và bắt đầu buổi học. Nhiều năm nay, phụ huynh ở thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến thường gửi gắm con mình tới nhà anh Trường học chữ. Ngoài mong muốn con biết chữ, các ông bố bà mẹ còn hy vọng bọn trẻ học được nghị lực và đạo đức từ người thầy đặc biệt này.
Ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn cũ kỹ, người đàn ông có khuôn mặt bầu bĩnh, thân hình to cao chia sẻ những bất hạnh của cuộc đời và nỗ lực rèn luyện của mình.
Sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh nhưng đến năm 2 tuổi, chân tay anh Trường bắt đầu bị teo cơ và yếu dần. Suốt những năm tiểu học và trung học, anh Trường chống nạng đến trường hoặc nhờ người thân hay bạn bè chở đi. Hết lớp 8, sức khỏe anh yếu dần không thể đi lại được nữa khiến anh phải ngồi xe lăn. Hồi đó, muốn học lớp 9, anh phải tới nơi khác cách nhà 10km vì trường ít học sinh học quá phải chuyển trường để ghép lớp. Nhà nghèo lại không có ai đưa đi, đón về, anh đành nghỉ học.
Anh Trường đang giảng bài cho học sinh trong làng.
Sau khi tan lớp, anh trường lại tranh thủ trò chuyện với một số người bạn cùng cảnh với mình để động viên nhau cố gắng vươn lên. Sau đó anh lại cặm cụi ngồi vào bàn để rèn chữ, nhìn đôi tay khoèo dưới cằm, cúi mặt xuống bàn, miệng ngậm chặt bút chì mà không ai mà không nghi ngại về việc anh Trường có thể viết được chữ. Nhưng không, cây bút đưa lên đưa xuống khéo léo theo cử động cổ của anh làm hiện lên những dòng chữ đều đặn trên cuốn vở ôli.
Tấm bằng khen “Người tốt, việc tốt tiêu biểu” của huyện Chương Mỹ trao tặng anh như chứng minh bản thân anh có ích cho xã hội chứ không phải sống lay lắt qua ngày.
Chị Hường (vợ anh Trường) tần tảo lo lắng công việc gia đình.
Đồng hồ điểm 12h trưa, chị Hường Vợ anh đã dọn sẵn mâm cơm đạm bạc ra để phục vụ chồng sau những giờ lên lớp căng thẳng. Năm 2012, chị Hường thương người đàn ông khuyết tật hiền lành nên đã chấp nhận vất vả và ngăn cản từ gia đình để về làm vợ anh. Anh Trường cũng chia thêm việc có vợ là cái duyên trời định sẵn, với người bệnh tật như anh thì cũng chẳng dám kén chọn ai chỉ cần có người yêu thương anh chịu thương chịu khó, có tâm với anh là anh chấp nhận ngay.
Sau giờ dạy, anh Trường lại kiên trì tập viết để nét chữ ngày càng đẹp hơn.
Năm đó nghe tin anh muốn lấy vợ họ hàng đã giới thiệu cho anh một vài người nhưng họ đều không đồng ý vì anh bệnh tật. Cho tới khi chị họ của anh giới thiệu anh với chị Hường, do mến mộ và nể phục nghị lực của anh, chị đã vượt qua mọi rào cản để về xây dựng hạnh phúc với anh.
Người vợ của anh hiểu được công việc dạy học tại nhà của anh nên cần mẫn lo toan mọi việc trong gia đình. Hạnh phúc của chị Hường và anh Trường dù giản dị nhưng cũng là niềm mơ ước của nhiều người. Tình cảm và sự quyết tâm của anh, chị đã nhen nhóm từ những lần gặp đầu tiên để rồi nên duyên vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình.
Đứa con đầu lòng của anh chị được đặt tên là Phùng Thiên Trường Quảng như một lời cảm tạ ông trời đồng thời mang theo mong ước của anh chị về đứa con sau này biết vươn lên, sống tốt và giúp đỡ người khác.
Ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn cũ kỹ, người đàn ông có khuôn mặt bầu bĩnh, thân hình to cao chia sẻ những bất hạnh của cuộc đời và nỗ lực rèn luyện của mình.
Sinh ra bụ bẫm, khỏe mạnh nhưng đến năm 2 tuổi, chân tay anh Trường bắt đầu bị teo cơ và yếu dần. Suốt những năm tiểu học và trung học, anh Trường chống nạng đến trường hoặc nhờ người thân hay bạn bè chở đi. Hết lớp 8, sức khỏe anh yếu dần không thể đi lại được nữa khiến anh phải ngồi xe lăn. Hồi đó, muốn học lớp 9, anh phải tới nơi khác cách nhà 10km vì trường ít học sinh học quá phải chuyển trường để ghép lớp. Nhà nghèo lại không có ai đưa đi, đón về, anh đành nghỉ học.
Anh Trường đang giảng bài cho học sinh trong làng.
Sau khi tan lớp, anh trường lại tranh thủ trò chuyện với một số người bạn cùng cảnh với mình để động viên nhau cố gắng vươn lên. Sau đó anh lại cặm cụi ngồi vào bàn để rèn chữ, nhìn đôi tay khoèo dưới cằm, cúi mặt xuống bàn, miệng ngậm chặt bút chì mà không ai mà không nghi ngại về việc anh Trường có thể viết được chữ. Nhưng không, cây bút đưa lên đưa xuống khéo léo theo cử động cổ của anh làm hiện lên những dòng chữ đều đặn trên cuốn vở ôli.
Tấm bằng khen “Người tốt, việc tốt tiêu biểu” của huyện Chương Mỹ trao tặng anh như chứng minh bản thân anh có ích cho xã hội chứ không phải sống lay lắt qua ngày.
Chị Hường (vợ anh Trường) tần tảo lo lắng công việc gia đình.
Đồng hồ điểm 12h trưa, chị Hường Vợ anh đã dọn sẵn mâm cơm đạm bạc ra để phục vụ chồng sau những giờ lên lớp căng thẳng. Năm 2012, chị Hường thương người đàn ông khuyết tật hiền lành nên đã chấp nhận vất vả và ngăn cản từ gia đình để về làm vợ anh. Anh Trường cũng chia thêm việc có vợ là cái duyên trời định sẵn, với người bệnh tật như anh thì cũng chẳng dám kén chọn ai chỉ cần có người yêu thương anh chịu thương chịu khó, có tâm với anh là anh chấp nhận ngay.
Sau giờ dạy, anh Trường lại kiên trì tập viết để nét chữ ngày càng đẹp hơn.
Năm đó nghe tin anh muốn lấy vợ họ hàng đã giới thiệu cho anh một vài người nhưng họ đều không đồng ý vì anh bệnh tật. Cho tới khi chị họ của anh giới thiệu anh với chị Hường, do mến mộ và nể phục nghị lực của anh, chị đã vượt qua mọi rào cản để về xây dựng hạnh phúc với anh.
Người vợ của anh hiểu được công việc dạy học tại nhà của anh nên cần mẫn lo toan mọi việc trong gia đình. Hạnh phúc của chị Hường và anh Trường dù giản dị nhưng cũng là niềm mơ ước của nhiều người. Tình cảm và sự quyết tâm của anh, chị đã nhen nhóm từ những lần gặp đầu tiên để rồi nên duyên vợ chồng, cùng nhau xây dựng gia đình.
Đứa con đầu lòng của anh chị được đặt tên là Phùng Thiên Trường Quảng như một lời cảm tạ ông trời đồng thời mang theo mong ước của anh chị về đứa con sau này biết vươn lên, sống tốt và giúp đỡ người khác.
Bài, ảnh, clip: Mai Văn
(Theo Congluan.vn)
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Có những mối tình rồi cũng trở thành hồi ức đẹp