Hơn 10.000 ngày chờ con bị bán sang Trung Quốc trở về
2014-11-12 17:38
- Trong căn nhà vắng lặng, người phụ nữ ngoài 70 ngóng đợi con đến mòn mỏi với nỗi lòng ân hận.
Tin liên quan
Bị lừa vì quá cả tin
Trong suốt cuộc hành trình gần 30 năm ở những vùng biên giới lẫn xứ người, bà Nguyễn Thị Thỏ ở xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã gặp không ít những người phụ nữ có dáng dấp giống con bà nhưng đều không phải. Câu chuyện của bà là 1 chuỗi dài nhiều năm nếm trải những mặn đắng của đời người, nói đúng hơn là cả những hệ lụy từ nạn buôn người gây ra.
Trong câu chuyện cùng người viết, bà Thỏ tâm sự rằng, quê gốc của bà vốn ở tận Hậu Lộc – Thanh Hóa. Hơn 30 năm về trước, do gia cảnh nghèo túng, chồng mất trong 1 vụ tai nạn thảm khốc nên 4 mẹ con phải dắt díu nhau lang bạt khắp nơi kiếm sống. Bà và các con cứ lên tàu và cuối cùng tàu dừng ở ga Bảo Thắng, 4 mẹ con đi bộ về phía bản làng heo hút ở xã Phong Niên.
“Lúc bấy giờ, gia đình tôi nghèo khó lắm, hồi chồng tôi còn sống cả nhà chỉ đi làm thuê kiếm ăn qua ngày thôi nhưng lúc ông ấy mất là cú đòn như trời giáng xuống khiến chúng tôi vô cùng đau buồn. Không ruộng đất, mong ngược về phía Bắc tìm nơi khai hoang nên giờ mới có mặt ở đây, cũng tại nơi này, mọi biến cố cũng bắt đầu ập đến”, bà Thỏ chia sẻ.
Bà Thỏ mòn mỏi chờ đợi các con.
Vốn là một dải đất hoang sơ, chỉ có vài nóc nhà lưa thưa thưa, người dân lúc bấy giờ thấy được hoàn cảnh đáng thương của 4 mẹ con. Mọi người xúm lại giúp đỡ khai hoang núi đồi làm nương. Cũng chính bởi những tình cảm bao bọc từ những người miền núi chất phác, 4 mẹ con đã xác định chọn nơi này là quê hương thứ 2 .
Mong muốn có tiền để cải thiện thêm cuộc sống, lại cả tin nên khi có một tú bà đến gia đình nói là tìm người làm thuê với công việc nhẹ nhưng lương cao nên 4 mẹ con đã ngây ngô đi theo.
Bà Thỏ kể: “Lúc ấy, có 1 người đàn bà với khuôn mặt trẻ, mặt trát phấn son đi đến từng nhà để hỏi xem có ai muốn đi làm thuê thì theo bà ấy sang bên Mường Khương. Công việc chỉ là tưới rau cải. Mỗi người sẽ có 1 triệu đồng/ tháng đã nuôi ăn ở nên chúng tôi mới đồng ý đi theo bà ấy. Khi đi trên đường, người đàn bà ấy đã chuẩn bị mọi thứ đồ ăn sẵn dọc đường, cũng bởi lạ lẫm nên 4 mẹ con không ai nghi ngờ gì cả”.
Theo bà Thỏ, con đường đi sang bên kia biên giới phải đi đường rừng hết 3 ngày 2 đêm mới đến nơi. Khi đi đến địa điểm chỉ nghe mọi người nói tiếng Trung Quốc mới biết đã không còn ở đất Việt Nam. Bởi thế, khi người đàn bà lạ nói 2 mẹ con đứng chờ để dẫn 2 cô con gái đi mua quần áo rồi quay lại ngay nên bà gật đầu đồng ý, không hề mảy may suy nghĩ. Khi thấy người đàn bà kia không trở lại, bà mới hay biết, cả nhà đã bị lừa.
Mòn mỏi tìm con nhưng rồi vô vọng
Quá trình lưu lạc nơi xứ người không biết đường về đã đưa 2 mẹ con bà Thỏ gặp được người đàn bà tốt bụng nhưng bị con cái hắt hủi có tên là Tò Ti. Tuy bất đồng về ngôn ngữ nhưng 2 người phụ nữ dường như thấu hiểu được nỗi lòng của nhau.
Theo lời kể của bà Thỏ, bà Tò Ti vốn là người Vân Nam, vì con cái đối xử tệ bạc nên 2 vợ chồng bà quyết định ra ở riêng. Nhưng chỉ được vài năm, ông chồng mất, bà sống lủi thủi một mình.
Hằng ngày, ngoài những việc vặt trong nhà, bà Thỏ còn giúp đỡ bà Tò Ti trồng rau, cho lợn gà ăn. Cứ mỗi sáng, cậu bé Nguyễn Văn Ba (con trai út bà Thỏ) lại xua đàn trâu của người đàn bà Trung Quốc tốt bụng lên trên những quả đồi gần nhà.
Trong thời gian vẫn còn lưu lạc ở bên kia biên giới, bà Thỏ đã từng không ít lần xin tiền của chủ nhà đi khắp tỉnh Vân Nam tìm con. Bà Thỏ cho hay, không nhớ đã đi bao nhiều quán hát, quán ăn chơi ở xứ người nhưng tin tức về 2 cô con gái 16 tuổi và 18 tuổi vẫn biệt tăm.
Có những bóng dáng thấp thoáng ở bên kia biên giới giống hệt như 2 cô con gái của bà Thỏ, cũng từng có không ít lần bà chạy lại xem mặt nhưng tất cả đều vô vọng.
“Tôi không biết con gái của mình đã lưu lạc đi đâu ở nơi đông người đó nữa. Đã có lần tôi nghe người bên đó bảo ở những nhà chứa lớn thường có các cô gái Việt Nam bị bán sang đó. Cho nên tôi cũng từng 2 lần vào những nơi như thế nhưng bị bọn bảo kê đánh đập dã man. Có hôm tôi nhìn thấp thoáng trên đường thấy bóng dáng người con gái Trung Quốc trông giống hệt con gái mình nhưng chạy lại thì không phải”, bà Thỏ tâm sự những chặng đường phiêu bạt tìm con.
Cuộc hành trình tìm con hơn 2 năm ở bên kia biên giới đều không có kết quả, bà Thỏ tính về nhà chờ con về nhưng không giấy tờ tùy thân nên đành bất lực. Cho đến một ngày 2 mẹ con gặp 1 người tốt bụng dẫn về nước.
Ngôi nhà của bà Thỏ luôn lặng lẽ.
Hơn 10 nghìn ngày đêm thấp thỏm mong được đoàn tụ cùng con là cũng chừng ấy năm nước mắt bà Thỏ không có ngày nào ngừng rơi. Bà nai lưng làm lụng trả nợ những chuyến đi. Trong trí óc của bà, những đứa con ngày đó vẫn còn sống lưu lạc ở đâu đó, họ đang chờ được giải cứu.
Cũng vì lo cho gia đình, cậu con trai Nguyễn Văn Ba đi khắp nơi kiếm tiền cho mẹ đi tìm các chị. Nhưng nào ngờ căn bệnh u não quái ác đã khiến anh nằm liệt trên giường bệnh lúc tỉnh lúc mê.
Một người hàng xóm gần nhà bà Thỏ cho biết, trong suốt chừng ấy năm, chưa bao giờ ông nhìn thấy bà Thỏ cười. Đặc biệt, cậu con trai đã hơn 10 năm đi làm thuê giúp mẹ trả nợ. Thậm chí cậu còn hứa rằng, sẽ không lấy vợ để ở vậy phụng dưỡng mẹ và tìm các chị lại mắc bệnh nan y.
Chia tay bà Thỏ khi những ánh nắng chiều miền sơn cước hắt vàng trên con đường nhỏ, chúng tôi cứ bị ám ảnh bởi những lời nói của bà trước khi ra về: “Tất cả là do tôi nên những đứa con của mình mới thế. Bây giờ, tôi chỉ mong 1 điều duy nhất trước khi bản thân mình nhắm mắt xuôi tay, là gia đình tôi được đoàn tụ và cậu con trai sẽ khỏe mạnh trở lại”.
Những điều ước của bà nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng đối với bà cụ năm nay đã quá ngưỡng 70 tuổi lại là điều chưa thể thực hiện được trong 1 sớm 1 chiều.
Trong suốt cuộc hành trình gần 30 năm ở những vùng biên giới lẫn xứ người, bà Nguyễn Thị Thỏ ở xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã gặp không ít những người phụ nữ có dáng dấp giống con bà nhưng đều không phải. Câu chuyện của bà là 1 chuỗi dài nhiều năm nếm trải những mặn đắng của đời người, nói đúng hơn là cả những hệ lụy từ nạn buôn người gây ra.
Trong câu chuyện cùng người viết, bà Thỏ tâm sự rằng, quê gốc của bà vốn ở tận Hậu Lộc – Thanh Hóa. Hơn 30 năm về trước, do gia cảnh nghèo túng, chồng mất trong 1 vụ tai nạn thảm khốc nên 4 mẹ con phải dắt díu nhau lang bạt khắp nơi kiếm sống. Bà và các con cứ lên tàu và cuối cùng tàu dừng ở ga Bảo Thắng, 4 mẹ con đi bộ về phía bản làng heo hút ở xã Phong Niên.
“Lúc bấy giờ, gia đình tôi nghèo khó lắm, hồi chồng tôi còn sống cả nhà chỉ đi làm thuê kiếm ăn qua ngày thôi nhưng lúc ông ấy mất là cú đòn như trời giáng xuống khiến chúng tôi vô cùng đau buồn. Không ruộng đất, mong ngược về phía Bắc tìm nơi khai hoang nên giờ mới có mặt ở đây, cũng tại nơi này, mọi biến cố cũng bắt đầu ập đến”, bà Thỏ chia sẻ.
Bà Thỏ mòn mỏi chờ đợi các con.
Vốn là một dải đất hoang sơ, chỉ có vài nóc nhà lưa thưa thưa, người dân lúc bấy giờ thấy được hoàn cảnh đáng thương của 4 mẹ con. Mọi người xúm lại giúp đỡ khai hoang núi đồi làm nương. Cũng chính bởi những tình cảm bao bọc từ những người miền núi chất phác, 4 mẹ con đã xác định chọn nơi này là quê hương thứ 2 .
Mong muốn có tiền để cải thiện thêm cuộc sống, lại cả tin nên khi có một tú bà đến gia đình nói là tìm người làm thuê với công việc nhẹ nhưng lương cao nên 4 mẹ con đã ngây ngô đi theo.
Bà Thỏ kể: “Lúc ấy, có 1 người đàn bà với khuôn mặt trẻ, mặt trát phấn son đi đến từng nhà để hỏi xem có ai muốn đi làm thuê thì theo bà ấy sang bên Mường Khương. Công việc chỉ là tưới rau cải. Mỗi người sẽ có 1 triệu đồng/ tháng đã nuôi ăn ở nên chúng tôi mới đồng ý đi theo bà ấy. Khi đi trên đường, người đàn bà ấy đã chuẩn bị mọi thứ đồ ăn sẵn dọc đường, cũng bởi lạ lẫm nên 4 mẹ con không ai nghi ngờ gì cả”.
Theo bà Thỏ, con đường đi sang bên kia biên giới phải đi đường rừng hết 3 ngày 2 đêm mới đến nơi. Khi đi đến địa điểm chỉ nghe mọi người nói tiếng Trung Quốc mới biết đã không còn ở đất Việt Nam. Bởi thế, khi người đàn bà lạ nói 2 mẹ con đứng chờ để dẫn 2 cô con gái đi mua quần áo rồi quay lại ngay nên bà gật đầu đồng ý, không hề mảy may suy nghĩ. Khi thấy người đàn bà kia không trở lại, bà mới hay biết, cả nhà đã bị lừa.
Mòn mỏi tìm con nhưng rồi vô vọng
Quá trình lưu lạc nơi xứ người không biết đường về đã đưa 2 mẹ con bà Thỏ gặp được người đàn bà tốt bụng nhưng bị con cái hắt hủi có tên là Tò Ti. Tuy bất đồng về ngôn ngữ nhưng 2 người phụ nữ dường như thấu hiểu được nỗi lòng của nhau.
Theo lời kể của bà Thỏ, bà Tò Ti vốn là người Vân Nam, vì con cái đối xử tệ bạc nên 2 vợ chồng bà quyết định ra ở riêng. Nhưng chỉ được vài năm, ông chồng mất, bà sống lủi thủi một mình.
Hằng ngày, ngoài những việc vặt trong nhà, bà Thỏ còn giúp đỡ bà Tò Ti trồng rau, cho lợn gà ăn. Cứ mỗi sáng, cậu bé Nguyễn Văn Ba (con trai út bà Thỏ) lại xua đàn trâu của người đàn bà Trung Quốc tốt bụng lên trên những quả đồi gần nhà.
Trong thời gian vẫn còn lưu lạc ở bên kia biên giới, bà Thỏ đã từng không ít lần xin tiền của chủ nhà đi khắp tỉnh Vân Nam tìm con. Bà Thỏ cho hay, không nhớ đã đi bao nhiều quán hát, quán ăn chơi ở xứ người nhưng tin tức về 2 cô con gái 16 tuổi và 18 tuổi vẫn biệt tăm.
Có những bóng dáng thấp thoáng ở bên kia biên giới giống hệt như 2 cô con gái của bà Thỏ, cũng từng có không ít lần bà chạy lại xem mặt nhưng tất cả đều vô vọng.
“Tôi không biết con gái của mình đã lưu lạc đi đâu ở nơi đông người đó nữa. Đã có lần tôi nghe người bên đó bảo ở những nhà chứa lớn thường có các cô gái Việt Nam bị bán sang đó. Cho nên tôi cũng từng 2 lần vào những nơi như thế nhưng bị bọn bảo kê đánh đập dã man. Có hôm tôi nhìn thấp thoáng trên đường thấy bóng dáng người con gái Trung Quốc trông giống hệt con gái mình nhưng chạy lại thì không phải”, bà Thỏ tâm sự những chặng đường phiêu bạt tìm con.
Cuộc hành trình tìm con hơn 2 năm ở bên kia biên giới đều không có kết quả, bà Thỏ tính về nhà chờ con về nhưng không giấy tờ tùy thân nên đành bất lực. Cho đến một ngày 2 mẹ con gặp 1 người tốt bụng dẫn về nước.
Ngôi nhà của bà Thỏ luôn lặng lẽ.
Hơn 10 nghìn ngày đêm thấp thỏm mong được đoàn tụ cùng con là cũng chừng ấy năm nước mắt bà Thỏ không có ngày nào ngừng rơi. Bà nai lưng làm lụng trả nợ những chuyến đi. Trong trí óc của bà, những đứa con ngày đó vẫn còn sống lưu lạc ở đâu đó, họ đang chờ được giải cứu.
Cũng vì lo cho gia đình, cậu con trai Nguyễn Văn Ba đi khắp nơi kiếm tiền cho mẹ đi tìm các chị. Nhưng nào ngờ căn bệnh u não quái ác đã khiến anh nằm liệt trên giường bệnh lúc tỉnh lúc mê.
Một người hàng xóm gần nhà bà Thỏ cho biết, trong suốt chừng ấy năm, chưa bao giờ ông nhìn thấy bà Thỏ cười. Đặc biệt, cậu con trai đã hơn 10 năm đi làm thuê giúp mẹ trả nợ. Thậm chí cậu còn hứa rằng, sẽ không lấy vợ để ở vậy phụng dưỡng mẹ và tìm các chị lại mắc bệnh nan y.
Chia tay bà Thỏ khi những ánh nắng chiều miền sơn cước hắt vàng trên con đường nhỏ, chúng tôi cứ bị ám ảnh bởi những lời nói của bà trước khi ra về: “Tất cả là do tôi nên những đứa con của mình mới thế. Bây giờ, tôi chỉ mong 1 điều duy nhất trước khi bản thân mình nhắm mắt xuôi tay, là gia đình tôi được đoàn tụ và cậu con trai sẽ khỏe mạnh trở lại”.
Những điều ước của bà nghe tưởng chừng như đơn giản, nhưng đối với bà cụ năm nay đã quá ngưỡng 70 tuổi lại là điều chưa thể thực hiện được trong 1 sớm 1 chiều.
Việt Bắc
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Những chòm sao nào chỉ nên kết hôn muộn