Chủ nhân tấm biển "vái lạy xin không vứt rác" lần đầu lên tiếng
2014-10-24 11:40
- (Em đẹp) - Chủ nhân tấm biển "vái lạy xin không vứt rác" lần đầu lên tiếng về nguyên nhân có tấm biển kỳ lạ này.
Tin liên quan
>>> Biển quảng cáo "nói ngọng" giữa Thủ đô: Ngắm - ngán ngẩm!
Thời gian gần đây, một tấm biển với nội dung “chắp tay lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, các anh chị trẻ tuổi học cao, học rộng, không có thùng rác thì đừng vứt rác, khổ người dọn rác” được dán ở bên vỉa hè trên một tuyến đường thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khiến nhiều người chú ý.
Nói không được đành viết tấm biển
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết chủ nhân của chiếc biển này là một phụ nữ ngoài 40 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội). Tuy nhiên, khi chúng tôi xin tên, địa chỉ cụ thể thì người phụ nữ này từ chối cung cấp chi tiết. Bởi chỉ muốn qua tấm biển nói trên sẽ nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường của người dân và người đi đường.
Theo lời chủ nhân tấm biển, khoảng 1-2 năm trở lại đây, Công ty Vệ sinh – Môi trường có đặt thùng rác trên vỉa hè, ngay trước cửa nhà để người đi đường vứt chai nước hay hay vỏ bánh kẹo. Thế nhưng, cũng từ đó, dân cư xung quanh đều mang hết rác sinh hoạt ra tập kết ngay trước mặt tiền. Thậm chí, nhiều người thiếu ý thức đến mức không để rác vào thùng mà còn đặt ở xung quanh thùng rác khiến bốc mùi khó chịu.
Trước tình trạng đó, thùng rác đã được chuyển đi. Tuy nhiên, do thói quen cũ, nhiều người dân xung quanh vẫn nghiễm nhiên coi đó là bãi rác và xả rác hàng ngày. Chủ nhân tấm biển đã nhiều lần nhắc nhở nhưng không có hiệu quả. Thậm chí, có người còn lớn tiếng thiếu trách nhiệm: "Tôi thấy bãi rác thì tôi đổ", "Tôi thích vứt ở đó thì tôi vứt".
"Có lần tôi chứng kiến có 1 cô sinh viên xách cả túi rác đứng cách đó mấy trăm mét quẳng lại, khiến rác rơi tung tóe khắp nơi, cứ thế mà vô tư quay đi", chủ nhân tấm biển nói.
Vẫn theo lời chủ nhân tấm biển này, hàng ngày vẫn có xe rác vào tận từng ngõ, từng khu dân cư để thu rác nhưng nhiều người không chịu đổ theo giờ giấc mà tiện lúc nào đổ lúc đó.
Người phụ nữ này bức xúc lên tiếng: "Thậm chí, khi nhận viên vệ sinh môi trường vừa đi, nhiều người lại mang rác ra đổ thành đống ở vỉa hè. Nhất là những ngày mưa, rác bị ngập nước, vừa bẩn vừa mất vệ sinh chung".
Sau nhiều lần nhắc nhở không được, người phụ nữ nói trên đành phải viết tấm biển với mong muốn cải thiện được tình hình. Đây cũng không phải là lần đầu tiên vì vài lần trước, mới dán hôm trước, hôm sau đã "không cánh mà bay". Những tưởng những lời lẽ tha thiết ấy sẽ thức tỉnh ý thức của mọi người nhưng chủ nhân tấm biển chia sẻ: "Nhiều người vẫn vứt rác bừa bãi đấy, chỉ là có hạn chế hơn thôi. Nhất là vào sáng sớm hoặc tối muộn, rác vẫn chất thành đống to tướng".
Điều lạ chưa có dấu hỏi?
Chuyện xả rác bừa bãi không còn lạ trong mắt nhiều người. Nhưng có một điều lạ lùng là, bất cứ ai cũng muốn giữ gìn cho nhà của mình sạch sẽ, thậm chí một ngày dọn dẹp ít nhất vài lần. Thế nhưng, thực tế, có không ít người chưa từng nghĩ tới việc giữ gìn vệ sinh chung cho cả xã hội. Cụm từ "không xả rác" đã trở thành điệp khúc, thậm chí được in lên nhiều tấm biển để kêu gọi người dân giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường. Thế nhưng, rác vẫn có mặt ở nhiều nơi.
"Thói quen" là hai từ được dùng để biện hộ cho hành động xả rác bừa bãi. Thiết nghĩ, chúng ta sẽ giữ thói quen xấu xí ấy đến bao giờ khi nhìn ra nhiều nước thấy vỉa hè, đường sá không hề có một mẩu giấy. Những người trưởng thành liệu có thấy xấu hổ khi thấy những em nhỏ loay hoay để bỏ vỏ kẹo hay túi giấy vào thùng rác.
Nếu ta vứt một mảnh giấy ra một bãi đất trống thì nơi đó sẽ thành bãi rác, còn nếu ta trồng một cây xanh thì nơi đó sẽ thành sân chơi. Chính vì vậy hãy thay đổi hành vi ấy ngay từ hôm nay để người Việt không còn phải sống chung với rác.
>>> Vụ việc nóng 24h qua: Bé gái bị tử vong ở Quốc Oai
Thời gian gần đây, một tấm biển với nội dung “chắp tay lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, các anh chị trẻ tuổi học cao, học rộng, không có thùng rác thì đừng vứt rác, khổ người dọn rác” được dán ở bên vỉa hè trên một tuyến đường thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã khiến nhiều người chú ý.
Nói không được đành viết tấm biển
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết chủ nhân của chiếc biển này là một phụ nữ ngoài 40 tuổi (Cầu Giấy, Hà Nội). Tuy nhiên, khi chúng tôi xin tên, địa chỉ cụ thể thì người phụ nữ này từ chối cung cấp chi tiết. Bởi chỉ muốn qua tấm biển nói trên sẽ nâng cao hơn ý thức bảo vệ môi trường của người dân và người đi đường.
Theo lời chủ nhân tấm biển, khoảng 1-2 năm trở lại đây, Công ty Vệ sinh – Môi trường có đặt thùng rác trên vỉa hè, ngay trước cửa nhà để người đi đường vứt chai nước hay hay vỏ bánh kẹo. Thế nhưng, cũng từ đó, dân cư xung quanh đều mang hết rác sinh hoạt ra tập kết ngay trước mặt tiền. Thậm chí, nhiều người thiếu ý thức đến mức không để rác vào thùng mà còn đặt ở xung quanh thùng rác khiến bốc mùi khó chịu.
Trước tình trạng đó, thùng rác đã được chuyển đi. Tuy nhiên, do thói quen cũ, nhiều người dân xung quanh vẫn nghiễm nhiên coi đó là bãi rác và xả rác hàng ngày. Chủ nhân tấm biển đã nhiều lần nhắc nhở nhưng không có hiệu quả. Thậm chí, có người còn lớn tiếng thiếu trách nhiệm: "Tôi thấy bãi rác thì tôi đổ", "Tôi thích vứt ở đó thì tôi vứt".
Các bài viết khác có thể bạn quan tâm:
Bình trà miễn phí của người phụ nữ "bí ẩn"
Người nhận lại 10 triệu đồng đánh rơi: Chật vật mưu sinh 18 tiếng mỗi ngày
Bình trà miễn phí của người phụ nữ "bí ẩn"
Người nhận lại 10 triệu đồng đánh rơi: Chật vật mưu sinh 18 tiếng mỗi ngày
"Có lần tôi chứng kiến có 1 cô sinh viên xách cả túi rác đứng cách đó mấy trăm mét quẳng lại, khiến rác rơi tung tóe khắp nơi, cứ thế mà vô tư quay đi", chủ nhân tấm biển nói.
Vẫn theo lời chủ nhân tấm biển này, hàng ngày vẫn có xe rác vào tận từng ngõ, từng khu dân cư để thu rác nhưng nhiều người không chịu đổ theo giờ giấc mà tiện lúc nào đổ lúc đó.
Người phụ nữ này bức xúc lên tiếng: "Thậm chí, khi nhận viên vệ sinh môi trường vừa đi, nhiều người lại mang rác ra đổ thành đống ở vỉa hè. Nhất là những ngày mưa, rác bị ngập nước, vừa bẩn vừa mất vệ sinh chung".
Sau nhiều lần nhắc nhở không được, người phụ nữ nói trên đành phải viết tấm biển với mong muốn cải thiện được tình hình. Đây cũng không phải là lần đầu tiên vì vài lần trước, mới dán hôm trước, hôm sau đã "không cánh mà bay". Những tưởng những lời lẽ tha thiết ấy sẽ thức tỉnh ý thức của mọi người nhưng chủ nhân tấm biển chia sẻ: "Nhiều người vẫn vứt rác bừa bãi đấy, chỉ là có hạn chế hơn thôi. Nhất là vào sáng sớm hoặc tối muộn, rác vẫn chất thành đống to tướng".
Điều lạ chưa có dấu hỏi?
Chuyện xả rác bừa bãi không còn lạ trong mắt nhiều người. Nhưng có một điều lạ lùng là, bất cứ ai cũng muốn giữ gìn cho nhà của mình sạch sẽ, thậm chí một ngày dọn dẹp ít nhất vài lần. Thế nhưng, thực tế, có không ít người chưa từng nghĩ tới việc giữ gìn vệ sinh chung cho cả xã hội. Cụm từ "không xả rác" đã trở thành điệp khúc, thậm chí được in lên nhiều tấm biển để kêu gọi người dân giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường. Thế nhưng, rác vẫn có mặt ở nhiều nơi.
"Thói quen" là hai từ được dùng để biện hộ cho hành động xả rác bừa bãi. Thiết nghĩ, chúng ta sẽ giữ thói quen xấu xí ấy đến bao giờ khi nhìn ra nhiều nước thấy vỉa hè, đường sá không hề có một mẩu giấy. Những người trưởng thành liệu có thấy xấu hổ khi thấy những em nhỏ loay hoay để bỏ vỏ kẹo hay túi giấy vào thùng rác.
Nếu ta vứt một mảnh giấy ra một bãi đất trống thì nơi đó sẽ thành bãi rác, còn nếu ta trồng một cây xanh thì nơi đó sẽ thành sân chơi. Chính vì vậy hãy thay đổi hành vi ấy ngay từ hôm nay để người Việt không còn phải sống chung với rác.
>>> Vụ việc nóng 24h qua: Bé gái bị tử vong ở Quốc Oai
Bài, ảnh: Thùy Linh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Hướng dẫn khắc phục lỗi iPhone không rung khi có cuộc gọi, tin nhắn