Chuyện cô gái nâng ngực bị tử vong: GS Trần Thiết Sơn khuyến cáo phụ nữ mang thai không được làm bất kỳ cuộc phẫu thuật nào
Tin liên quan
Mới đây, thông tin cô gái 22 tuổi tên S.B.T (TP HCM) qua đời sau khi được phẫu thuật nâng ngực tại bệnh viện trên địa bàn thành phố vì biến chứng đã khiến cộng đồng mạng và các tín đồ làm đẹp không hết xôn xao.
S.B.T trước khi phẫu thuật
Được biết, S.B.T thực hiện cuộc phẫu thuật vào ngày 8/4 sau khi nhận được sự tư vấn của bác sĩ L.T.H (công tác tại bệnh viện Răng-Hàm-Mặt TP HCM). Sau phẫu thuật 10 ngày vết mổ của cô đột nhiên chảy dịch, kèm theo đó là triệu chứng mệt mỏi, khó thở, mẩn đỏ. Cô lập tức được đưa đến một phòng khám gần nhà sau đó cô được chuyển lên bệnh viện đa khoa Hóc Môn và được đến Bệnh viện Nhân dân 115 vì được chẩn đoán nhiễm khuẩn khi đặt túi ngực.
Tình trạng sức khỏe của S.B.T nhanh chóng rơi vào cơn nguy kịch. Cô bị suy hô hấp, tụt huyết áp phải sử dụng máy thở và liên tục lọc máu. Bất ngờ hơn nữa, T. được phát hiện đang mang thai ở tuần thứ 16. Dù được cứu chữa tận tình nhưng không lâu sau đó, T. đã qua đời vào ngày 5/5.
Phụ nữ đang có thai không nên thực hiện bất kỳ cuộc phẫu thuật nào!
Theo BS Trần Thiết Sơn Trưởng khoa phẫu thuật BV đa khoa Xanh Pôn chia sẻ: "Với phụ nữ mang thai không nên làm bất kỳ một phẫu thuật nào, trừ những trường hợp khẩn cấp như đau ruột thừa hay những bệnh nguy hiểm mà chính bác sĩ chỉ định. Bởi phẫu thuật phải dùng các loại thuốc gây tê, gây mê, phụ nữ có thai dùng đều không tốt cho thai nhi.
Vì thế, cuộc phẫu thuật nào đối với phụ nữ mang thai cũng rất nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ lẫn con. Chính vì thế, phụ nữ trong thời gian mang thai không được làm bất kỳ cuộc phẫu thuật nào”.
Đối với những phụ nữ bình thường trước khi thực hiện cuộc phẫu thuật nào cũng cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện như gan thận, hô hấp, tim mạch, chức năng đông cầm máu... Phẫu thuật nâng ngực không chỉ định cho những người bị tiểu đường, tim mạch, máu khó đông, có HIV, viêm gan B, u ngực. Trước khi tiến hành trao đổi cuộc phẫu thuật nào cần trao đổi lại với bác sĩ bệnh sử và cả tiền sử dùng thuốc để tránh sốc phản vệ cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Theo khuyến cáo các chuyên gia thẩm mỹ, phẫu thuật nâng ngực hay bất kỳ một điểm nào trên cơ thể được coi là một cuộc đại phẫu có gây mê nên theo quy định của Bộ Y tế, nâng ngực phải thực hiện trong phòng mổ đạt chuẩn y tế: vô khuẩn, vô trùng, có hệ thống máy thở gây mê, hệ thống oxy trung tâm, máy nén khí, máy hút, máy phá rung trong trường hợp ngừng tim...
Vì thế, khi cần làm biện pháp phẫu thật nên đến các bệnh viện, cơ sở uy tiến, được cấp chứng chỉ hành nghề để tiến hành.
Một ca nâng ngực (ảnh minh họa)
Những biến chứng chị em có thể gặp khi nâng ngực
Theo các chuyên gia biến chứng nâng ngực thường biểu hiện rất cụ thể như:
Cháy máu: Trường hợp chảy máu thứ phát sau mổ do cầm máu không kỹ khi phẫu thuật hoặc do các nguyên nhân bất thường khác như chấn động cơ thể trong quá trình vận chuyển bệnh nhân sau mổ hay do bệnh nhân đi lại quá sớm, bị té ngã... Với loại tai biến này, nếu có sự theo dõi hậu phẫu chu đáo, có thể phát hiện sớm do ngực bệnh nhân bị căng, đau và bắt buộc phải được đưa vào phòng mổ kiểm tra để xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng: Thường do dụng cụ y tế, hay cách chăm sóc chúng ta không hợp lý sẽ dẫn đến vết mổ bị biến chứng. Vì nếu chúng ta thực hiện thẩm mỹ tại phòng khám chui không đủ điều kiện để tiến hành các cuộc phẫu thuật thì vấn đề nhiễm trùng rất có thể xảy ra.
Biến chứng muộn sau thời gian 1 tháng trở đi: Chúng ta thường thấy biến chứng ngực không đều (cao thấp, to nhỏ) thấy sớm sau mổ thường là do phẫu thuật và cũng thường chỉ bộc lộ sau vài tuần đến vài tháng khi đã hết sưng nề. Hay co thắt bao xơ là biến chứng muộn thường xuất hiện sau 6 tháng đến 1 năm do nhiều nguyên nhân như do loại túi ngực, do cuộc phẫu thuật hoặc do cơ địa bệnh nhân phối hợp gây ra. Biến chứng co thắt bao xơ không nguy hiểm mà chỉ gây đau và làm ngực cứng, xấu, méo mó, cần phải được can thiệp phá bỏ bao xơ hoặc lấy bỏ túi ngực…
Lưu ý chăm sóc cần thiết sau khi nâng ngực tránh biến chứng
Sau khi nâng ngực sớm bình phục hay không phụ thuộc vào cách chăm sóc chúng ta. Sau nâng ngực để máu huyết được lưu thông thật tốt, không nên ngồi hoặc nằm tại chỗ lâu mà nên đi lại và hít thở sâu. Tuy nhiên cũng không được vận động mạnh, hít đất, nằm sấp, chạy bộ mạnh.
Người bệnh phải tuân theo chế độ chăm sóc sau nâng ngực mà bác sĩ đã căn dặn. Những ngày ngay sau khi nâng ngực phải uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh vết mổ đúng cách để vết thương không bị nhiễm trùng, Nên đi khám lại định kỳ thường xuyên để các bác sĩ có những đánh giá nhấn định.
Phúc Linh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất