Cắt mỡ bụng giúp eo thon trong 1 nốt nhạc nhưng cũng có thể khiến bạn hối hận cả đời
Tin liên quan
Gần đây, câu chuyện cô gái Ngô Thủy Tiên, Á quân Bước nhảy ngàn cân có số cân nặng kỉ lục 127 kg đã quyết tâm phẫu thuật cắt mỡ bụng để tìm lại vẻ thon gọn cho cơ thể khiến không ít chị em nể phục.
Chắc hẳn, không ít chị em sau sinh cũng đang khao khát được tham gia cuộc phẫu thuật này tuy nhiên họ cũng không khỏi lo lắng liệu rằng sức khỏe và việc sinh sản sau này có bị ảnh hưởng, lợi hại của việc cắt mỡ bụng, sau phẫu thuật mỡ có trở lại ...
Ca phẫu thuật cắt mỡ bụng của Ngô Thủy Tiên khiến chị em xôn xao gần đây.
PV Emdep.vn đã có cuộc trò chuyện với Bác sĩ Vũ Sơn, bác sĩ chuyên khoa 2, tạo hình thẩm mỹ tại Tp. Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ mọi thắc mắc, giúp chị em có những lựa chọn sáng suốt trước khi thực hiện.
Không phải ai cũng có thể phẫu thuật cắt mỡ bụng
PV: Xin bác sĩ cho biết, những đối tượng béo phì có cân nặng như thế nào thì có thể tiến hành phẫu thuật cắt mỡ thừa.
BS Vũ Sơn: Tất cả những người béo phì có chỉ số cơ thể BMI > 30 là phù hợp (trừ phụ nữ đang mang thai) đều có thể tiến hành cắt bỏ mỡ thừa. Còn đối với trường hợp béo phì nặng có BMI > 40 thì phải cân nhắc và khám kỹ vì phẫu thuật dễ biến chứng hơn. Những ca này phải phẫu thuật qua nhiều lần. Những người quá béo, sau khi phẫu thuật cắt mỡ, cần tiến hành phẫu thuật tạo hình thành bụng là những người có mỡ, da thừa, chảy xệ. Những người này họ không có dự định sinh con trong tương lai gần.
Những người có thể tiến hành phẫu thuật này là những người không mắc các bệnh tiểu đường nặng, bệnh tim mạch, suy giảm miễn dịch, bệnh huyết áp cao và rối loạn đông máu, bệnh truyền nhiễm...
PV: Sau phẫu thuật cắt mỡ bụng dễ gặp phải những hậu quả gì?
BS Vũ Sơn: Phẫu thuật cắt mỡ bụng là một phẫu thuật lành tính, tuy nhiên, dù phẫu thuật gì cũng có những rủi ro nhất định. Với ca phẫu thuật này, người phẫu thuật có thể bị nhiễm trùng sau khi thực hiện (đặc biệt, nếu không đảm bảo vô trùng thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ rất cao). Những bệnh nhân bị tiểu đường nặng chính là những người có nguy cơ dễ nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Hình ảnh sau khi cắt mỡ bụng của Thủy Tiên.
Để tạo hình thành bụng, khi tiến hành cắt mỡ thường đi kèm với hút mỡ và muốn được đẹp nhất thì phẫu thuật thường tiến hành hút mỡ ở cả eo lưng cho đồng nhất.
Bệnh nhân sẽ khám sức khỏe trước 1 buổi để xác định bệnh sử và sức khỏe có phù hợp để gây mê và phẫu thuật hay không. Một ca gây mê thẩm mỹ không quá 6 tiếng để chắc chắn an toàn cho bệnh nhân.
Liệu rằng sau khi tiến hành phẫu thuật mỡ có trở lại?
BS Vũ Sơn: Để có một cái bụng thon gọn như ý, người ta phải tiến hành phẫu thuật cắt mỡ và hút mỡ. Vừa cắt các khối da, mỡ thừa, cơ nhão, đồng thời cũng tiến hành hút mỡ luôn. Tùy độ béo của cơ thể, mỗi lần hút có thể được từ 1 đến 3 lít mỡ.
Sau phẫu thuật là giai đoạn liền sẹo, ở giai đoạn này họ không được phép ăn nhiều, đồng thời họ phải kiêng cữ trong vòng 1 tháng để cơ bụng ổn định, vì thế khó mà mỡ trở lại được.
PV: Hiện nay có những biện pháp phẫu thuật giảm cân nào trên thị trường. Trong tất cả những biện pháp trên, biện pháp phẫu thuật nào là hiệu quả và an toàn hơn cả?
BS Vũ Sơn: Hiện nay, có khá nhiều những biện pháp giúp các chị em lấy lại vóc dáng một cách nhanh chóng và an toàn như sử dụng thuốc giảm cân, một số thiết bị tan mỡ bụng khác... Tuy nhiên, biện pháp hiệu quả hơn hết là biện pháp cắt mỡ và tạo hình thành bụng.
Với biện pháp này giúp cho bụng của người béo phì trở nên thon gọn hơn. Sau phẫu thuật, nên kết hợp giữa việc tập thể dục, ăn uống điều độ, khoa học để giữ được vóc dáng. Một tháng sau khi phẫu thuật người phẫu thuật có thể tập nhẹ nhàng. Không nên ngồi nhiều. Những bài tập thể dục như chạy bộ ,lắc eo, gập người sau 1-2 tháng, nếu có điều kiện thì đi massage bụng.
Bác sĩ Vũ Sơn, bác sĩ chuyên khoa 2, bác sĩ tạo hình thẩm mỹ tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chỉ số BMI giúp xác định cơ thể có bị béo phì hay thừa cân hay không
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì.
Chỉ số BMI của bạn được tính như sau:
BMI = (trọng lượng cơ thể)/ (chiều cao x chiều cao).
- trọng lượng cơ thể: tính bằng kg;
- chiều cao x chiều cao: tính bằng m;
Từ bảng thống kê cho thấy các chỉ số BMI cơ bản dùng để đánh giá trọng lượng cơ thể như sau:
- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40
- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
Cù Hiền
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất