12 triết lý nhân sinh rút ra từ tiểu thuyết Kim Dung: Câu số 8 quá đúng với thực tế!
Tin liên quan
Nhắc đến tiểu thuyết võ hiệp, không thể không nhắc đến võ hiệp tiểu thuyết gia Kim Dung - tượng đài văn học võ hiệp kinh điển có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học Trung Quốc hiện đại. Cho đến bây giờ, cố nhà văn đã tạo nên một thương hiệu, cứ nhắc đến phim võ thuật, người ta lại nói đến “Phim Kim Dung”
Cố nhà văn tên thật là Tra Lương Dung, sinh năm 1924 tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô. Ảnh: Sohu
Thế giới võ hiệp của Kim Dung và những nhân vật kinh điển trong sự nghiệp của cố nhà văn đã để lại nhiều câu nói thâm sâu, thấm thía, được đúc rút ra từ những hiểu biết sâu sắc của chính ông về các dòng tư tưởng tôn giáo. “Nói chuyện giang hồ mà như nói chuyện nhân gian”, đó là cái tài của Kim Dung khiến tác phẩm của ông làm say lòng độc giả suốt hàng chục năm qua.
Trong tổng số 15 bộ tiểu thuyết do ông sáng tác, ngoại trừ truyện ngắn “Việt nữ kiếm”, ông đã dùng 14 chữ đầu trong tên 14 bộ tiểu thuyết còn lại để viết thành câu đối: “Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên” (Tuyết bay liền trời bắn hươu trắng Sách cười thần hiệp dựa uyên xanh)
Ngoài những màn võ thuật mãn nhãn được miêu tả đặc biệt khiến độc giả say sưa, điều làm nên “cái chất” của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chính là những triết lý về nhân sinh và tình ái sâu sắc. Những bộ tiểu thuyết lớn được tái hiện qua 12 triết lý nhân sinh rút ra từ mỗi bộ dưới đây, điều để lại trong lòng người đọc những suy ngẫm về thực tế mà đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. 12 triết lý rút ra từ tiểu thuyết kinh điển của Kim Dung
1. "Tìm được người bạn đời phù hợp với bản thân hoặc môn đăng hộ đối với gia đình thực sự rất quan trọng" - Phi hồ ngoại truyện.
2. "Giao tiếp trao đổi với một ai đó thực sự rất quan trọng, có nhiều điều đừng ngại mà hãy thẳng thắn nói ra, nếu không muốn hối hận về sau" - Tuyết sơn phi hồ.
3. "Người của quá khứ đã là quá khứ, đừng cố ảo tưởng, hãy nhìn về phía trước" - Liên thành quyết.
4. "Trên đời làm gì có ai lúc nào cũng gặp thuận lợi, đôi khi ''vết thương" ở ngoài da thịt, nhưng cũng có lúc "vết thương" hằn sâu trong lòng" - Thiên long bát bộ.
Ảnh minh họa
5. “Đại trượng phu đương xem xét một sự tình, tiểu cô nương gặp phải đại trượng phu, đó là may mắn, nhưng cũng là bi ai” - Anh hùng xạ điêu.
6. “Tình yêu quê hương đất nước là bản năng của mỗi con người” - Bạch mã khiếu tây phong."
7. "Ngòi bút, nòng súng, con dấu là ba vũ khí tối cao của giai cấp thống trị. Thời loạn lạc phải nhờ vào nòng súng, thời thịnh trị phải nhờ đến ngòi bút và con dấu” - Lộc đỉnh ký.
Ảnh minh họa
8. “Không có con người, sự vật nào trắng đen rạch ròi. Điều tốt nhất trong xã hội hỗn độn này, đó là màu xám” - Tiếu ngạo giang hồ.
Trên đời này, không ai hoàn toàn đúng, cũng không ai hoàn toàn sai, chỉ có lập trường khác nhau. Nếu bạn quá cứng nhắc, bạn sẽ trở nên cực đoan. Điều quan trọng là phải nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ, đôi lúc cần khoan dung với một số người và thỏa hiệp với một số chuyện, để bớt đi phiền muộn.
Ảnh minh họa
9. “Một tình yêu “nhún nhường” sẽ không bao giờ đơm thành những bông hoa đẹp, trừ khi hai người tự nguyện “hạ mình” vì đối phương.” - Thư kiếm ân cừu lục.
10. “Muốn chinh phục một người đàn ông, trước hết hãy chinh phục dạ dày của anh ta” - Thần điêu đại hiệp.
11. “Không biết chữ không có nghĩa là không có trình độ, bằng cấp không phải là tất cả. Nhưng một nền tảng học vấn tốt có thể giúp ích cho bạn rất nhiều” - Hiệp khách hành.
12. “Đừng ngại từ bỏ một công việc không phù hợp với bản thân, dù cho công việc đó có giúp bạn trở thành sếp”. - Ỷ thiên đồ long ký.
Dù đã rất nhiều năm qua đi, nhưng những bài học được rút ra từ tiểu thuyết Kim Dung vẫn giữ được những giá trị triết lý nhân văn, khiến người đọc phải lặng mình suy ngẫm.
Theo Soha
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất