Tư vấn online: Thuốc tránh thai khẩn cấp gây hiếm muộn?

Tư vấn online: Thuốc tránh thai khẩn cấp gây hiếm muộn?

- (Em đẹp) - Tôi hiện đã ngoài 30 tuổi và chồng 36, chúng tôi kết hôn gần 6 năm rồi nhưng vẫn chưa có con. Trước đây, tôi thường tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng. Tuy nhiên, cũng nhiều lần phải uống thuốc ngừa thai khẩn cấp.
Nhằm giải đáp những thắc mắc và cung cấp thông tin chính xác nhất về chủ đề hiếm muộn, vô sinh, tình yêu giới tính và "chuyện ấy"... Em đẹp đã mời bác sĩ chuyên khoa cấp I - Nguyễn Thị Song Hà, nguyên bác sĩ bệnh viện phụ sản Từ Dũ tư vấn trực tuyến tất cả các câu hỏi của độc giả.

Hỏi: Tôi hiện đã ngoài 30 tuổi và chồng 36, chúng tôi kết hôn gần 6 năm rồi nhưng vẫn chưa có con. Trước đây, tôi thường tránh thai bằng cách tính ngày rụng trứng. Tuy nhiên, cũng nhiều lần phải uống thuốc ngừa thai khẩn cấp. 2 năm gần đây, vợ chồng tôi đã hoàn toàn "thả" nhưng vẫn không "đậu". Không biết có phải do thuốc tránh thai khiến tôi khó có con? Đi khám hiếm muộn, vô sinh thì tình hình sức khỏe của vợ chồng tôi bình thường. Chúng tôi hiện tại rất muốn có con và đã nghĩ đến biện pháp thụ tinh nhân tạo. Xin cho tôi lời khuyên.

Câu hỏi của độc giả gửi từ địa chỉ email: dang_thu...@...

Trả lời

Bạn thân mến,

Thuốc tránh thai khẩn cấp: Là loại thuốc dành cho việc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn khi không kịp dùng biện pháp "bảo vệ" trong vòng 72 giờ.

Thuốc ngừa thai khẩn cấp có tác dụng làm ngăn cản quá trình trụng trứng, hoặc ngăn cản quá trình thụ tinh, hoặc ngăn cản trứng đã thụ tinh làm tổ ở trong tử cung. Thuốc cũng có thể gây một số tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt… Theo chỉ định, thuốc này chỉ dùng cho những người khỏe mạnh và không được dùng quá 2 lần trong một tháng.

Thuốc tránh thai khẩn cấp: Là loại thuốc dành cho việc phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn khi không kịp dùng biện pháp "bảo vệ" trong vòng 72 giờ. (Ảnh: Dreamtime).

Hiện tại chưa có kết luận chính thức nào về việc lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây vô sinh. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá nhiều sẽ hạn chế sự phát triển và rụng trứng, khi ngừng thuốc thì buồng trứng cần một khoảng thời gian tương đối dài để hồi phục. Bên cạnh đó, khi dùng quá liều, thuốc sẽ làm niêm mạc tử cung bị teo lại, niêm mạc mỏng khiến trứng không làm tổ được nên có thể dễ dẫn đến hiếm muộn vô sinh hay ung thư vú…

Ngoài ra tuổi của hai vợ chồng cũng ảnh hưởng đến việc có thai, nếu tuổi hai vợ chồng còn trẻ thì cơ hội có thai sẽ dễ dàng hơn người lớn tuổi. Nhưng hiện nay có khá nhiều trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân, tức là hai vợ chồng đều "tốt" nhưng không biết được tại sao không có thai.

Bạn đã khám hiếm muộn, vô sinh ở bệnh viện hay phòng khám nào? Có uy tín không? Nếu không thì nên đi khám lại để bác sĩ chuyên khoa có tư vấn chính xác, cụ thể.

Trước khi muốn thụ tinh nhân tạo, bạn nên biết tỉ lệ thành công của IUI (phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung) thay đổi khoảng 10 – 40% mỗi chu kỳ. Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân, bệnh nhân lớn tuổi, tỉ lệ có thai thấp hơn và tỉ lệ sẩy thai cao hơn. Còn với IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) tỉ lệ thành công cho người dưới 21 tuổi là 35,3 %, người trên 37 tuổi là 27,4%
 
Theo tôi, bạn nên xác định tư tưởng đây là một "cuộc chiến" lâu dài, tốn kém nhiều về thời gian và tiền bạc. Vợ chồng bạn nên kiên trì theo bác sĩ chuyên khoa thì cơ hội mang thai có thể sẽ đến.

Câu hỏi tiếp theo của độc giả sẽ được bác sĩ Song Hà tư vấn và Em đẹp đăng tải vào 10h sáng thứ 6 (ngày 29/8).

Bác sĩ CKI sản phụ khoa - Nguyễn Thị Song Hà
logo smaill

Mời độc giả gửi câu hỏi cần tư vấn về giới tính, hiếm muộn, vô sinh, "chuyện ấy"... vào hòm mail: giadinh@emdep.vn. Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Song Hà, nguyên bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Trịnh Sảng sống chật vật ở Mỹ, bị kiện đòi bồi thường hàng trăm tỷ đồng

Đọc nhiều nhất