Bỏ quy định cấm hát nhép, dàn sao Việt nói gì?
Tin liên quan
Ngày 14/12, Chính phủ ban hành Nghị định 144/2020/NĐ-CP về hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Theo văn bản, nghị định có hiệu lực từ 1/2/2021.
So với Nghị định 79/2012/NĐ-CP, Nghị định 144 có nhiều điểm mới, đơn giản hóa một số thủ tục hành chính. Một trong những điểm mới của Nghị định 144/2020/NĐ-CP là không còn quy định cấm hát nhép.
Việc Chính phủ bỏ quy định cấm hát nhép vấp phải phản đối của một số nhạc sĩ, ca sĩ. Theo họ, quy định này tạo ra môi trường biểu diễn thiếu công bằng và khiến ca sĩ ngày càng lười biếng, dễ dãi với bản thân. Trước vấn đề này, nhiều ca - nhạc sĩ đã bày tỏ quan điểm riêng.
Phương Trinh Jolie
Mới đây, Phương Trinh Jolie vừa phát hành MV mới mang tên "Khi nào anh ghé chơi" với hình ảnh nóng bỏng. Chia sẻ suy nghĩ về việc từ ngày 1/2/2021, các ca sĩ có thể sử dụng bản ghi âm để thay cho giọng thật của mình, Phương Trinh Jolie bộc bạch rằng: "Thật ra việc dùng bản ghi âm để biểu diễn là điều không mới. Mình phải hiểu là có những tiết mục cần vũ đạo nhiều, lại thêm điều kiện sân khấu không đảm bảo thì các ca sĩ dùng đến phương án bản ghi âm thay vì hát thật. Trinh cho rằng có những trường hợp khó khăn, mình không thể nói trước được".
"Chỉ là, Trinh cho rằng hát thật là thể hiện sự tôn trọng của người ca sĩ đối với khán giả, nên đối với bản thân, Trinh luôn ủng hộ chuyện hát thật. Việc đầu tiên nhắc đến công việc ca sĩ là phải hát tốt, mình nên tự trau dồi, rèn luyện thể lực để luôn có sức khỏe tốt mà trình diễn. Vì trên hết, ca sĩ có tôn trọng khán giả thì khán giả mới yêu thương và ủng hộ mình".
Phan Mạnh Quỳnh
Phan Mạnh Quỳnh cho rằng, việc hát nhép xảy ra khá phổ biến trên truyền hình, ở cả các chương trình truyền hình trực tiếp lẫn game show.
“Để đảm bảo âm thanh ở mức tốt nhất và chất lượng âm nhạc, ban tổ chức cho phép thu chương trình phát sóng. Ở các chương trình truyền hình trực tiếp, nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng hát nhép vì đó là yêu cầu của nhà đài”, anh nói.
Theo nhạc sĩ Vợ người ta, trong một số chương trình biểu diễn trên sân khấu, các ca sĩ có tiết mục sử dụng nhiều vũ đạo, họ thường tìm đến hình thức hát đè.
“Đối với một số ca khúc thuộc thể loại dance, nhạc điện tử, các ca sĩ thường để nhạc nền cao nhất khoảng 80% và giọng hát của mình là 20%. Điều này giúp nghệ sĩ kiểm soát tốt nhất phần biểu diễn của mình trên sân khấu. Lâu nay, anh em làm nghề có sự chấp thuận ngầm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho nghệ sĩ. Tuy nhiên, khi điều này được cụ thể hóa thành quy định của Chính phủ thì tôi thấy không hợp lý”, Phan Mạnh Quỳnh nhận định.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
Theo Sỹ Luân, ở góc độ người làm nghề, hát nhép tạo ra thói quen không tốt cho các ca sĩ. Dần dần, họ sẽ phụ thuộc vào công nghệ chỉnh giọng, lười hát live, trau dồi giọng hát.
“Là người dạy thanh nhạc nên tôi khắt khe trong việc nghe nhạc. Tôi cảm thấy khó chịu khi nghe các bạn hát bị chênh, phô. Thời đại này, các ca sĩ trẻ được hỗ trợ nhiều về mặt công nghệ nên khi hát live bị hạn chế. Các bạn cần thời gian "chinh chiến", trải nghiệm để hát tốt hơn. Nếu cho phép hát nhép sẽ hạn chế khả năng trau dồi giọng hát của nghệ sĩ”, anh nói.
HM (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất