Vì sao bị khởi tố cùng tội danh nhưng bà Phương Hằng bị tạm giam, Lê Tùng Vân lại được tại ngoại?

Vì sao bị khởi tố cùng tội danh nhưng bà Phương Hằng bị tạm giam, Lê Tùng Vân lại được tại ngoại?

2022-03-26 12:35
- Trước đó, vào chiều 24/3, Viện KSND TP.HCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Theo nguồn tin của Dân Việt, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã đưa bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) về tạm giam tại Trại T16, Công an TP.HCM (huyện Củ Chi).

Trước đó, vào chiều 24/3, Viện KSND TP.HCM đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Dân Việt, luật sư Trương Quốc Hòe (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định của pháp luật, khi có căn cứ xác định tội phạm, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, khi làm rõ người thực hiện hành vi phạm tội sẽ khởi tố bị can.

Vì sao bị khởi tố cùng tội danh nhưng bà Phương Hằng bị tạm giam, Lê Tùng Vân lại được tại ngoại?

Khi khởi tố bị can thì cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú (tại ngoại).

Đối với những tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng thường cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú, trừ một số trường hợp bị can cản trở hoạt động điều tra, có dấu hiệu bỏ trốn thì sẽ tạm giam.

Còn biện pháp tạm giam sẽ được áp dụng trong trường hợp bị can phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Theo luật sư Hòe, bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố về tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân theo Điều 331 Bộ luật hình sự, tội danh này có mức hình phạt cao nhất không quá 7 năm tù và đây là tội nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 của Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, biện pháp tạm giam chỉ áp dụng đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (với những tội danh mà khung hình phạt trên 15 năm tù).

Thời điểm ông Lê Tùng Vân được áp dụng cho tại ngoại, TS. Luật Đặng Văn Cường đã phân tích, theo quy định tại Điều 331 Bộ luật hình sự năm 2015, là tội ít nghiêm trọng nếu truy tố theo khoản 1 (mức án cao nhất 3 năm tù) và là tội nghiêm trọng nếu truy tố theo khoản 2 (mức án cao nhất lên 7 năm) của điều luật.

Việc xác định tội ít nghiêm trọng hay tội nghiêm trọng sẽ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn "cấm đi khỏi nơi cư trú", hoặc "tạm giam".

Bên cạnh đó, CQĐT chỉ tạm giam khi thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại Điều 119 BLHS như: không có nơi cư trú rõ ràng, bỏ trốn, cản trở hoạt động điều tra..., nếu không thuộc trường hợp trên thì sẽ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.

Tại Khoản 4 của điều luật trên cũng quy định bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu (đủ 2 yếu tố già+yếu), người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Bị can Lê Tùng Vân được xác định là người "già yếu" (gần 90 tuổi) và không thuộc một trong các trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp tạm giam theo Điều 119 thì cơ quan điều tra sẽ ra quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú với bị can này.

AM (tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Top 3 con giáp nữ dễ bị tổn thương trong tình yêu

Đọc nhiều nhất