Những vụ thực phẩm bẩn khiến dư luận chấn động năm 2015
2015-12-29 06:59
- Bơm tạp chất để tăng trọng lượng và tránh rụng đầu tôm; gà vàng, đẹp mắt nhờ chất vàng ô,... là hai trong số rất nhiều vụ thực phẩm bẩn bị cơ quan chức năng phát hiện trong năm qua.
Tin liên quan
Năm vừa qua vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được các gia đình quan tâm. Đặc biệt là khi cơ quan chức năng phát hiện ra hàng loạt vụ thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc suýt lên bàn ăn của người tiêu dùng. Hãy cùng “điểm danh” 5 vụ thực phẩm bẩn bị phát hiện trong năm 2015.
1. Bơm tạp chất để tăng trọng lượng và tránh rụng đầu tôm
Vào khoảng tháng 4/2015, ở xã Quảng Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cơ quan chức năng đã bắt quả tang một doanh nghiệp đang tiến hành bơm tạp chất vào tôm với số lượng lớn. Cơ sở này do ông Phan Văn Quýnh làm chủ. Theo đó, số tôm này đều là tôm chết, sau khi bơm tạp chất, tôm sẽ không bị rụng đầu và được tiêu thụ với mức giá 250.000 đồng – 300.000 đồng/kg. Mỗi khi hành vi được thực hiện trót lọt, doanh nghiệp này sẽ “móc túi” của người tiêu dùng khoảng 100.000 đồng/kg tôm.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 4 công nhân của doanh nghiệp này đang tiến hành bơm chất agar vào tôm. Số tôm sau khi bơm tạp chất được đựng trong 3 thùng xốp và bảo quản bằng đá đông lạnh có trọng lượng khoảng 150 kg. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, số tôm này sẽ được mang đi tiêu thụ tại các nhà hàng, trung tâm tổ chức tiệc cưới và các quán ăn trên địa bàn Thủ đô.
Một công nhân đang bơm tạp chất vào tôm sú để tăng trọng lượng.
Loại thạch này có đặc điểm sau khi được nung chảy, cho vào nước lạnh co lại. Vì vậy, tôm sau khi ngâm qua loại dung dịch này sẽ đông cứng nên người tiêu dùng không thể nào phân biệt được và mỗi con tôm sẽ tăng 20% trọng lượng. Tuy nhiên, thạch agar có khả năng gây ra ngộ độc cao, thậm chí là chết người bởi nó có chứa thành phần kim loại nặng.
Ngay sau đó cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện tại một cơ sở khác do ông Nguyễn Văn Liệu (43 tuổi, trú tại xã Nam Trung, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) cũng đang bơm tạp chất agar vào tôm sú. Được biết, số tôm bệnh này đã bị cơ quan chức năng thu giữ và tiến hành tiêu hủy theo quy định.
2. Gà vàng, đẹp mắt nhờ chất vàng ô
Cũng vào khoảng tháng 10/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện không ít doanh nghiệp sử dụng hóa chất “vàng ô” trong chăn nuôi để vỗ béo và tạo màu vàng đẹp, bắt mắt cho gà. Vàng ô là một chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì có thể gây ung thư nếu sử dụng quá nhiều. Lợi dụng tâm lý người tiêu dùng Việt thích chọn gà có màu vàng ươm, bắt mắt nên không ít doanh nghiệp sử dụng chất cấm này để trục lợi.
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, loại hóa chất này được nhập khẩu về Việt Nam để nhuộm vải hoặc làm nguyên liệu để sơn, quét tường. Chất này bị nghiêm cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm bởi chúng có hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Chất vàng ô độc hại được phát hiện sử dụng trong chăn nuôi gà.
Không chỉ có nguy có gây ung thư cao, nếu tiếp xúc nhiều, chất vàng ô có thể gây kích ứng, bong tróc và viêm nhiễm da. Nếu hít phải chất này, sẽ gây sặc, viêm phế quản. Nếu ăn phải chất này, con người sẽ có cảm giác đau bụng, tiêu chảy, nôn ói dẫn tới ngộ độc.
“Vàng ô tích tụ trong các loại gia cầm sẽ vô cùng nguy hại bởi nó rất khó đào thải. Đặc biệt, chất này được phép sử dụng trong công nghiệp nên thành phần kim loại nặng không được lọc hết. Người tiêu dùng không may ăn phải thực phẩm chứa chất này sẽ ảnh hưởng tới gan, mật; lâu ngày tích tụ có thể dẫn tới ung thư”, đại diện Bộ Nông nghiệp cho biết.
3. Hô biến thịt gà chết thành 4 tấn ruốc thịt thơm ngon
Trung tuần tháng 12 vừa qua, tại đường cao tốc Pháp Vân thuộc khu vực huyện Phú Xuyên, trong quá trình làm nhiệm vụ, Đội Quản lý thị trường số 11 - Chi Cục Quản lý Thị trường Hà Nội đã bắt quả tang 2 chiếc xe ô tô mang BKS 29C - 189.05 và 34C - 105.82 đang sang hàng là 80 bao tải ruốc gà.
Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng yêu cầu lái xe Nguyễn Quang Điệp (SN 1982) đưa ra giấy tờ chứng minh nguồn gốc số thực phẩm trên nhưng lái xe này đã không xuất trình được. Lái xe Điệp khai nhận, bản thân được một người có tên Nguyễn Văn Thịnh (SN 1983), ở TP Hồ Chí Minh thuê chuyển hàng ra Hà Nội tiêu thụ.
Gà thối, gà chết được chế biến thành ruốc.
Được biết, để làm ra số ruốc gà trên, các tiểu thương đã đi thu gom gà chết, gà lậu trên khắp các địa bàn về chế biến với giá 40.000 đồng/kg. Da và xương được bán cho các cơ sở sản xuất hạt nêm hoặc nấu thành nước dùng bán cho các quán phở với giá 20.000 đồng/can 20 lít. Phần thịt sẽ được trộn thêm với bột mỳ để làm ra ruốc nhằm tăng trọng lượng và được tiêu thụ với giá 55.000 đồng/kg. Chi phí vận chuyển từ TP. HCM ra Hà Nội tiêu thụ sẽ do người bán chi trả.
“Bước đầu chúng tôi đã thu giữ toàn bộ số thực phẩm nói trên mang đi giám định về khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Toàn bộ số ruốc này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có nhãn mác nên sẽ được xử lý và tiêu hủy theo đúng quy định của pháp luật”, Đội trưởng Đội Quản lý Thị trường – ông Lê Mạnh Hùng cho biết.
4. Sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi trước khi giết mổ gia súc
Giữa tháng 12 vừa qua, thanh tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương sử dụng chất cấm Salbutamol (đây là một chất tạo nạc) trong chăn nuôi. Hai cơ sở giết mổ này có tên Út Hảo và Tân Bình (tỉnh Bình Dương).
Theo thông tin từ cơ quan chức năng, hàng trăm con lợn chuẩn bị đưa đi giết mổ tại đây đều sử dụng chất cấm Salbutamol. Thậm chí, một số con lợn vừa mới sử dụng chất Salbutamol cũng được đưa đi giết mổ mà không cần qua thời gian chờ nuôi. Qua kiểm tra, số lợn này có tỉ lệ Salbutamol vượt 171 lần so với ngưỡng cho phép. Được biết, mỗi ngày, cơ sở này cung cấp ra thị trường từ 200 – 400 con lợn thịt và nguồn lợn giết mổ nhập về từ các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.
Nhiều cơ sở giết mổ bị phát hiện giết lợn có chứa chất Salbutamol vượt nhiều lần ngưỡng cho phép.
Các chuyên gia y tế cho biết, chất Salbutamol thường được sử dụng tạo nạc trong chăn nuôi gia súc. Nếu sử dụng chất này, thực phẩm sau khi giết mổ sẽ có màu sắc tươi, đẹp, bắt mắt. Tuy nhiên, nếu chất Salbutamol vượt quá ngưỡng cho phép, người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có thể bị bủn rủn chân tay, đau đầu, tim đập nhanh và gây ra ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng.
Qua làm việc với cơ quan chức năng, chủ lò giết mổ Minh Anh khai nhận, họ đã nhập khẩu 3,225 tấn Salbutamol nhưng có phân phối 1 phẩm cho các công ty khác. Toàn bộ số tang vật trên, cơ quan chức năng đã thu giữ và xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Biến nầm thối thành đồ nhậu thơm ngon
Ngày 13/11 vừa qua, trong quá trình làm nhiệm vụ, tại cơ sở của ông Trần Xuân Quảng (số 235/5D bis Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh), Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện 1.202 kg vú heo không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, số thực phẩm này đã bốc mùi hôi thối. Chủ hàng khai nhận, số thực phẩm này chuẩn bị được tẩm ướp hóa chất để trở thành nầm dê cung cấp cho các quán nhậu trên địa bàn TP. HCM.
Nầm lợn hôi thối bị cơ quan chức năng thu giữ.
Trước đó, qua kiểm tra chiếc xe tải mang BKS 51C-317.72, Công an tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện 102 thùng xốp chứa hơn 6 tấn nầm và thịt động vật bốc mùi hôi thối, không rõ nguồn gốc. Tài xế xe tải này có tên Nguyễn Quốc Huy (SN 1981, Bạc Liêu).
Cũng đầu tháng 11/2015, tại khu vực Dây Thép (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn), cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt giữ được nửa tấn nầm thối đựng trong 7 bao tải. Qua đấu tranh, các đối tượng khai nhận nhập số hàng này từ Trung Quốc và đang đưa về một số tỉnh miền Bắc để tiêu thụ.
Hoàng Sa (Tổng hợp)
(Theo Congluan)
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
3 năm tới, con giáp nào đổi vận thoát nghèo, một bước thành đại gia?