9 vụ bê bối 'muối mặt' của Victoria's Secret
Tin liên quan
''Không có gì là hoàn hảo'' dường như là câu nói đúng nhất dành cho Victoria's Secret - thương hiệu đồ lót đình đám nhất thế giới. Được thành lập từ 1977 bởi Roy Raymond, giờ đây Victoria's Secret đã trở thành thương hiệu tỷ đô. Không chỉ gây được tiếng tăm và được biết đến trên khắp thế giới bằng những show diễn thời trang đầy tráng lệ, hãng đồ lót này còn sở hữu ''dàn chân dài'' sexy nhất hành tinh hay những bộ nội y đắt đỏ có giá hàng triệu đô.Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, Victoria's Secret đã không ít lần vướng phải những vụ bê bối đầy tai tiếng.
Cùng điểm lại những scandal ''chấn động'' của Victoria's Secret trong suốt thời gian qua.
1. Taylor Marie Hill phân biệt chủng tộc
Taylor trở thành thiên thần của Victoria's Secret vào năm 2015 khi mới 20 tuổi. Cô nàng đã nhận được vô vàn sự chỉ trích từ báo giới với những bình luân của mình. Dùng Snapchat để làm video chế giễu người theo đạo Hồi và nhại lại cách phát âm tiếng Anh của người Ấn Độ, Taylor đã gây nên ác cảm không nhỏ cho nhiều người vì trò đùa của mình.
2. Phụ nữ béo biểu tình phản đối Victoria's Secret
Tháng 6/2013, nhằm chống đối việc Victoria's Secret luôn dùng người mẫu được photoshop thân hình với đôi dài thẳng tắp, ngực căng tròn và eo siêu nhỏ, một nhóm phụ nữ béo mang tên ''About Face'' đã biểu tình ngoài cửa hàng đồ lót ở San Francisco (Mỹ).
Theo nhóm này, phụ nữ không phải có thân hình gầy và nuột nà như các người mẫu của Victoria's Secret mới là hấp dẫn. Họ sẽ tiếp tục tẩy chay những hãng thời trang chỉ thiết kế trang phục cho những thân hình hoàn hảo và chuyên mang đến công chúng các hình ảnh ''phi thực tế'' bằng việc sử dụng photoshop.
3. Bê bối "ngoại tình" của nữ chủ tịch Sharen Jester Turney
Tháng 9/2013, bí mật về chuyện ngoại tình của bà Sharen (hiện là CEO và Chủ tịch của Victoria's Secret) đã thu hút sự chú ý không nhỏ từ khán giả. Cliff Donenfeld (50 tuổi) - một nhà môi giới bất động sản đã tố cáo bị bà lợi dụng.
Theo ông Cliff, hai người biết nhau từ 2008 và đã quan hệ bí mật với nhau trong 2 năm. Bà Sharen còn hứa sẽ bỏ chồng để chung sống với ông Cliff trong một biệt thự sang trọng. Năm 2010, mối quan hệ của họ tan vỡ dù vẫn coi nhau là bạn. Cho đến năm 2013, sau khi bị bà Sharen từ chối lời đề nghị gia nhập làng thời trang, ông Cliff đã rất đau khổ và thất vọng và vì vậy, ông quyết định tiết lộ toàn bộ sự việc cho giới truyền thông báo chí.
4. Quảng cáo đồ lót khêu gợi dành cho trẻ em
Đầu năm 2013, hãng Victoria's Secret đã giới thiệu bộ sưu tập ''Pink'' với với chủ đề "Bright young things". Ngay sau đó dòng sản phẩm này đã bị sự phản đối mạnh mẽ từ các bậc phụ huynh có con em trong khoảng 13-16 tuổi. Theo họ, slogan nhạy cảm, sản phẩm quá khêu gợi sẽ khiến các bé quan tâm đến ngoại hình và cổ súy quan hệ tình dục khi còn quá nhỏ.
Sau đó, Victoria' Secret bao biện rằng tất cả chỉ là hiểu lầm nhưng không được chấp nhận. Victoria' Secret đã bị hàng loạt người tiêu dùng buộc tội tiêm nhiễm tư tưởng người lớn vào đầu con cái họ, khiến họ khó nuôi dạy chúng theo lối sống lành mạnh. Nhiều khách hàng quen thuộc còn tuyên bố sẽ tẩy chay những sản phẩm của Victoria's Secret vì hành động xấu này.
5. Khách bị Victoria's Secret đuổi khỏi cửa hàng chỉ vì lý do là người da đen
Đầu năm 2017, một người phụ nữ Mỹ gốc Phi tên là Kimberly Houzah đã livestream trên mạng xã hội Facebook bức xúc kể về việc cô và một người phụ nữ da đen khác đã bị nhân viên tại cửa hàng Victoria’s Secret tại Oxford (Mỹ) đuổi ra ngoài.
Không chỉ vậy, cô và người phụ nữ kia còn bị buộc tội là ăn cắp đồ nhưng nhân viên tại cửa hàng lại không hề kiểm tra túi xách hay đưa ra bất cứ bằng chứng gì chứng minh là cô đã lấy đồ.
Ngày hôm sau, cô đã quay lại cửa hàng cùng với một nhóm người biểu tình và đã nhận được lời xin lỗi của người chịu trách nhiệm cửa hàng. Sau vụ việc này, Victoria's Secret đã đưa ra lời xin lỗi trong một tuyên bố trên Facebook và khẳng định tất các nhân viên liên quan đến vấn đề này sẽ bị thôi việc, đồng thời nhấn mạnh việc hãng luôn tôn trọng và đối xử bình đẳng với mọi khách hàng không phân biệt chủng tộc.
6. Bị tố sử dụng và bóc lột lao động dưới tuổi vị thành niên
Cuối năm 2011, scandal của Victoria's Secret được coi là một trong những vụ việc gây shock. Theo một báo cáo, để hạ giá thành sản xuất, hãng nội y này đã sử dụng nhân công là trẻ em. Hàng nghìn lao động trẻ em đã bị bóc lột trong trang trại trồng bông vải tại quốc gia châu Phi - Burkina Faso với mức thu nhập bình quân đầu người chỉ 2 đô la /ngày. Các mặt hàng vải sợi do các em sản xuất được chuyển tới xưởng sản xuất may mặc tại nhiều quốc gia khác và sau đó được may thành các sản phẩm của Victoria's Secret.
Rất nhiều người tiêu dùng bày tỏ giận dữ với Victoria's Secret. Hãng đồ lót cũng phải lên tiếng điều tra về việc này và cho biết sẽ giải quyết triệt để nếu thực sự xảy ra tình trạng bóc lột lao động trẻ em.
7. Động chạm đến trang phục truyền thống của thổ dân Mỹ
Năm 2012, show Victoria’s Secret Fashion diễn ra tại New York đã thu hút được sự chú ý rất lớn. Tuy nhiên, bộ trang phục do thiên thần Karlie Kloss trình diễn lại bị những người Mỹ bản địa chỉ trích gay gắt.
Karlie Kloss mặc bộ đồ lót có chiếc mũ lấy cảm hứng từ trang phục chiến tranh chỉ dành riêng cho phái mạnh của thổ dân da đỏ. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, để một phụ nữ da trắng đội chiếc mũ là một hành động đặc biệt xúc phạm lên giá trị văn hóa và phân biệt chủng tộc.
Victoria’s Secret Fashion Show khi ấy đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích gay gắt. Phát ngôn viên của hãng Victoria Secret đã chính thức nói lời xin lỗi và hứa sẽ cắt phần trình diễn trang phục này trước khi phát trên truyền hình vào năm đó. Thiên thần Karlie Kloss cũng lấy làm tiếc về điều này và đã nói lời xin lỗi.
8. Bị tẩy chay vì thông điệp "Cơ thể hoàn hảo"
Vào đầu tháng 11/2014, chiến dịch quảng cáo "Perfect Body" (Cơ thể hoàn hảo) của Victoria's Secret đã vấp phải làn sóng chỉ trích nặng nề. Một nhóm sinh viên Anh phối hợp với trang web Charge.org cho rằng thông điệp này mang tính xúc phạm phụ nữ. Họ yêu cầu hãng phải nói lời xin lỗi người tiêu dùng vì khiến nhiều phụ nữ tự ti. Đồng thời không chấp nhận việc các người mẫu đã được chỉnh sửa qua photoshop được coi là có cơ thể hoàn hảo.
Nhiều phụ huynh cũng đồng tình với nhóm sinh viên vì sợ con gái của mình sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ với hình ảnh cơ thể siêu gầy và nhỏ của các thiên thần nội y. Họ cho rằng quảng cáo không phù hợp với tất cả phụ nữ vì không phải ai cũng có số đo như vậy. Thân hình gầy gò, thiếu sức sống của các siêu mẫu Victoria's Secret không phải là chuẩn.
Đã có gần 30 nghìn chữ ký trên một trang web yêu cầu thương hiệu nội y này phải xin lỗi và điều chỉnh lại thông điệp và hình ảnh trong chiến dịch quảng cáo. Trong khi đó, Victoria's Secret không lên tiếng mà lặng lẽ thay đổi slogan thành "A Body for Everybody" (Nội y Body cho tất cả mọi người"). Một số người vẫn chưa nguôi cơn giận vì slogan nói là cho tất cả mọi người nhưng lại chỉ sử dụng các cô siêu mẫu có thân hình mảnh khảnh.
9. Người mẫu của Victoria's Secret có nguy cơ bị sa thải vì dám chê Taylor Swift
Tháng 11/2013, Taylor Swift đã được mời lên sân khấu hát ca khúc ''I Knew You Were Trouble'' trong show của Victoria’s Secret khi các thiên thần trình diễn nội y. Dù không sở hữu thân hình nóng bóng sexy như các thiên thần nhưng cô vẫn rất nổi bật trên sàn diễn.
Và sau đó, khi trả lời phỏng vấn cho tạp chí Women’s Wear Daily, người mẫu Jessica Hart - một thiên thần của Victoria’s Secret đã gặp sự cố ''vạ miệng'' khi tỏ ý chê bai Taylor không phù hợp với show diễn thời trang hoành tráng này.
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất