Hé lộ những 'bí ẩn' về 4 gia đình hoàng gia ở Đông Nam Á
Tin liên quan
Bên cạnh xứ Chùa Vàng Thái Lan, Đông Nam Á vẫn còn 3 quốc gia khác vẫn còn "Hoàng tộc", gồm: Campuchia, Brunei và Malaysia. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về cuộc sống của các Hoàng gia này.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu thời trẻ.
Dưới đây là những điều thú vị về 4 Hoàng tộc Đông Nam Á:
1. Thái Lan: Nhà vua tài năng tại vị lâu nhất
Quốc vương Bhumibol Adulyadej lên ngôi tháng 5/1950. Trong suốt thời gian trị vì, đức vua luôn được người dân kính trọng và nể phục. Thậm chí, ông giống như "vị thánh sống" của Thái Lan.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej và chiếc máy ảnh quen thuộc trong những chuyến công tác địa phương.
Bên cạnh tài năng chính trị, Vua Bhumibol Adulyadej còn được biết đến với tài năng nhiếp ảnh, hội họa, âm nhạc và thể thao tuyệt vời.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej biểu diễn nhạc jazz.
Trái ngược với cha mình, Thái tử Maha Vajiralongkorn (Tân vương của Thái Lan) lại vướng phải không ít tin đồn, gắn liền với tiếng xấu "ăn chơi". Hồi tháng 7/2016, Thái tử Vajiralongkorn và Thái tử phi bị bắt gặp diện quần áo hở hình xăm chi chít trên eo và lưng, mặc quần cạp trễ tại sân bay Munich (Đức). Ngoài ra, Thái tử từng sống thử và nhiều lần ly hôn.
Thái tử Maha và Thái tử phi ở sân bay Munich.
Ảnh chụp gia đình Thái tử Maha.
2. Campuchia: Hai đời Quốc vương đều yêu văn nghệ
Năm 1941, Quốc vương Norodom Sihanouk lên ngôi trị vì Campuchia từ khi bị Pháp chiếm đóng cho tới lúc giành độc lập, thống nhất đất nước. Bên cạnh thân phận một chính khách, người ta còn biết tới ông Sihanouk như một người đa tài đa nghệ.
Quốc vương Norodom Sihanouk trong lễ đăng cơ năm 1941.
Cố Quốc vương Campuchia sáng tác nhạc phim bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Khmer. Thời trẻ, ông từng tham gia biểu diễn saxophone và thành lập ban nhạc jazz Hoàng gia. Tuy nhiên, ông đã qua đời năm 2012 và truyền ngôi cho thái tử Norodom Sihamoni.
Ông Sihanouk biểu diễn saxophone.
Quốc vương Norodom Sihamoni cũng là một người đa tài, yêu thích nghệ thuật. Ông từng là một vũ công kiêm biên đạo múa ballet; từng làm đại diện của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Bên cạnh tiếng Khmer, ông Sihamoni còn tinh thông tiếng Anh, tiếng Pháp và Tiệp Khắc. Ông được mệnh danh là "Nhà vua thân thiện" với nụ cười luôn thường trực trên môi.
Hai cha con Quốc vương Sihanouk.
Quốc vương Sihamoni.
3. Brunei: Hoàng thất giàu có nhất nhì thế giới
Tuy chỉ là một quốc gia nhỏ bé, nhưng lượng lớn các mỏ dầu thô và khí đốt thiên nhiên đều nằm trong tay Hoàng gia Brunei. Điều đó khiến Brunei trở nên giàu có nhất nhì thế giới.
Hoàng thất Brunei.
Quốc vương Brunei - Hassanal Bolkiah lên ngôi năm 1967. Ông sở hữu tài nguyên dầu mỏ của cả nước cùng khối lượng tài sản tư nhân khổng lồ khiến không ít người ngưỡng mộ. Năm 2009, Hoàng thất Brunei từng được tạp chí Forbes bình chọn là "Hoàng tộc giàu có nhất thế giới".
Vương cung Brunei.
Vương cung Brunei với 1788 căn phòng, đầy đủ bể bơi, sân quần vợt, sân đua ngựa, sân bay trực thăng... được mệnh danh là "Hoàng cung rộng nhất thế giới". Bên trong Vương cung còn có nhà thờ Hồi giáo nguy nga lộng lẫy gắn hơn 45kg vàng.
Hôn lễ "dát vàng và kim cương" gây chú ý của Quốc vương Brunei.
4. Malaysia: Hoàng gia thần bí
Nếu các Hoàng gia của các nước khác thường theo hình thức "cha truyền con nối" thì ở Malaysia, người ta bầu Quốc vương từ các Sultan của 9 bang hồi giáo trên bán đảo Mã Lai. Việc này diễn ra 5 năm một lần và người đứng đầu còn được gọi là Yang di-Pertuan Agong.
Yang di-Pertuan Agong Malaysia.
Các Yang di-Pertuan Agong chủ yếu giữ vai trò về nghi lễ, quyền lực thật sự nằm trong tay Hội đồng Bộ trưởng Liên Bang, đứng đầu là Thủ tướng.
Do đó, Hoàng gia Malaysia được coi là vô cùng thần bí và không được chú ý nhiều trên thế giới.
Vương cung Malaysia.
Đọc thêm những câu chuyện kỳ lạ
Bạch Ngân - Theo QQ
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất