Hé lộ nguyên nhân Nhật Bản thường hứng chịu động đất

Hé lộ nguyên nhân Nhật Bản thường hứng chịu động đất

2016-04-18 13:49
- Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, lãnh thổ trên điểm nối của 3 mảng kiến tạo nên rất dễ xảy ra động đất, sóng thần.
Nhật Bản là quốc gia hàng năm vẫn hứng chịu nhiều trận động đất và sóng thần kinh hoàng. Động đất gần như năm nào cũng xảy ra ở nước này, thậm chí có thống kê cho biết mỗi năm có 1000 trận động đất ở nước này. Hàng ngày cũng có những dư chấn siêu nhỏ mà con người không cảm nhận được.
Diện tích của Nhật Bản chỉ 337.994km2. Tuy nhiên, Nhật bản gánh chịu tới 20% số trận động đất mỗi năm trên toàn cầu. Lãnh thổ Nhật Bản nằm ở vị trí địa lý đặc biệt với 4 mặt giáp biển. Đất nước này không chỉ nằm trên Vành đai núi lửa của Thái Bình Dương mà còn nằm trên điểm nối của 3 mảng kiến tạo địa chất.
Hé lộ nguyên nhân Nhật Bản thường hứng chịu động đất
Điều đáng nói là các mảng địa chất này vẫn thường xuyên va chạm với nhau. Quá trình va chạm này tạo ra năng lượng. Khi năng lượng được giải phóng thì gây ra động đất và sóng thần. Cụ thể như trận động đất vừa xảy ra ở Kumamoto xảy ra do hai đường địa chất Futakawa 64km và Inagu 81km hoạt động kiến tạo. Có thể sau này sẽ còn những trận động đất khác.
Vành đai lửa Thái Bình Dương là khu vực có hình như vành móng ngựa. Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh trên thế giới xảy ra tại khu vực vành móng ngựa này.
Bề mặt Trái đất được chia ra 15 mảng kiến tạo địa chất. Các mảng kiến tạo liên tục di chuyển. Nhật Bản nằm trên mảng kiến tạo Thái Bình Dương, di chuyển gần 9cm mỗi năm. 
Cách đối phó với động đất
Với việc thường xuyên xảy ra động đất như vậy. Người dân Nhật Bản từ khi còn nhỏ đã được học các kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn khi xảy ra động đất. Thậm chí, hồi năm 2011, cả nước Nhật đã tham gia vào một cuộc diễn tập động đất quy mô toàn quốc. Theo đó có tới 517.000 người tham gia sơ tán, ẩn nấp khi tình huống động đất lớn xảy ra. Các cảnh sát tham gia vào hướng dẫn người dân đến nơi an toàn khi đường sắt, tàu điện bị đình trệ.
Người dân Nhật cũng đã được huấn luyện bài bản cho tình huống bị mắc kẹt khi động đất xảy ra. Tại các công sở và cả ở nhiều nhà riêng, người ta luôn để sẵn các túi khẩn cấp, trong đó có lương khô, nước uống, băng gạc thuốc men để tự sơ cứu… Ở các tòa nhà có nhiều người, các loại mũ bảo hiểm cũng được chuẩn bị sẵn.
Bên cạnh đó, nước này còn có hệ thống hàng trăm trạm dự báo động đất rải khắp cả nước. Cơ quan phòng chống thiên tai cũng xây dựng tới 800 trạm dự báo khác về động đất, sóng thần. Các dữ liệu được truyền về khi có dấu hiệu để xác định được sự ảnh hưởng, khả năng ảnh hưởng và nhanh chóng đưa ra cảnh báo kịp thời cho người dân.
Nước này có hệ thống cảnh báo động đất trị giá tới 1 tỷ USD. Chưa đến 100 giây sau khi nhận diện nguy cơ có động đất, khí gas sẽ tự động ngắt hoạt động, hệ thống đường sắt, tàu cao tốc cũng được cảnh báo để dừng lại.
Sau mỗi trận động đất, hình ảnh đổ nát có thể xảy ra khắp nơi đặc biệt ở các tòa nhà, công trình xây dựng. Nhưng với khả năng thường xuyên xảy ra động đất nên cơ quan chức năng Nhật Bản đưa ra quy định nghiêm ngặt về các công trình xây dựng. Ngay như tại Tokyo, 87% tòa nhà được xây dựng theo tiêu chuẩn đặc biệt. Điểm đặc biệt là dưới nền của móng có lớp cao su chứa chất lỏng đặc biệt có thể hấp thu các lực tác động gây ra khi có động đất hay các rung lắc, dư chấn.
Luật xây dựng ở Nhật bắt buộc các tòa nhà cao tầng phải được làm bằng các vật liệu chống chọi được động đất, khiến chúng có thể rung lắc nhưng khó sụp đổ. Nhà tư nhân và hệ thống hạ tầng giao thông cũng phải tuân thủ theo những quy định xây dựng nghiêm ngặt nhắm tới mục đích giảm thiểu tối đa thương vong trong động đất.
Phương Hà (Dịch Tổng hợp)
 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bật mí độ tuổi thật trong tâm hồn của các chòm sao, Thiên Bình trẻ trung, ngây thơ nhất!

Đọc nhiều nhất