Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời: Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của ông

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu qua đời: Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của ông

Thụy Du 2015-03-23 10:32
- Với ánh mắt cương nghị cũng như quan điểm chính trị cứng rắn, Lý Quang Diệu đã dẫn dắt Singapore đi qua nhiều dấu mốc lịch sử, vươn lên trở thành con rồng châu Á.

Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã qua đời vào lúc 3h18' sáng (giờ địa phương) ngày 23/3/2015 hưởng thọ 91 tuổi. 

Ông Lý Quang Diệu nhập viên hôm 5/2 do viêm phổi nặng. Ông được điều trị tại Khoa Chăm sóc Đặc biệt (Bệnh viện Đa khoa Singapore).

Ông Lý Quang Diệu (1923-2015) được mệnh danh là cha đẻ Singapore khi đã biến nơi này từ 1 vùng nghèo khó trở thành quốc gia độc lập, con rồng châu Á phát triển vững mạnh.

Lý Quang Diệu vào năm 1969.

Sinh ra tại Singapore trong 1 gia đình khá giả vào tháng 9/1923, ông Lý Quang Diệu tốt nghiệp với tấm bằng ngành luật tại trường Fitzwilliam College, Cambridge và trở về quê hương vào năm 1950. Mặc dù đã qua kỳ sát hạch tại Anh nhưng Lý Quang Diệu vẫn quyết định trở về quê hương để hành nghề luật sư.

Bằng tài trí của mình, ông trở thành thủ tướng đầu tiên của Singapore vào năm 1959 và nắm giữ vị trí này cho đến năm 1990. Lý Quang Diệu đã trở thành Thủ tướng Chính phủ lâu nhất trong lịch sử thế giới.

Bắt đầu sự nghiệp chính trị

Vào thời điểm ông trở về nước, Singapore là 1 thuộc địa của Anh và căn cứ hải quân chính của Anh ở vùng Viễn Đông. Nơi này do 1 thống đốc và hội đồng lập pháp cai trị, chủ yếu bao gồm các doanh nhân giàu có đã được chỉ định chứ không phải do dân bầu ra.

Vào đầu những năm 1950, ở Singapore nổi lên các nhóm đòi cải cách hiến pháp và đòi độc lập. Lý Quang Diệu với lập trường triệt để hơn đã tách ra và trở thành người đồng sáng lập Đảng Nhân dân Hành động (PAP) vào tháng 11/1954. Ông đồng thời cũng là tổng thư ký của đảng này.

Năm 1955, 1 hiến pháp Singapore mới được đưa ra, tăng số ghế được bầu vào hội đồng lập pháp từ 25 lên 32. Đảng của Lý Quang Diệu đã giành được 3 ghế.

Năm 1956, ông Lý đến London cùng đoàn đàm phán đòi quyền tự trị cho Singapore. Sau khi các cuộc đàm phán thất bại, Singapore đã trải qua 1 năm bất ổn dân sự, nhưng đến năm 1957, đàm phán được nối lại và Lý Quang Diệu trở lại London 1 lần nữa, giúp các cuộc thương thuyết thành công.

Năm 1959, Đảng PAP đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. Lý Quang Diệu tuyên thệ nhậm chức thủ tướng vào ngày 5/6/1959, trở thành vị thủ tướng đầu tiên của nước Singapore độc lập.

Tổng thư ký Đảng Nhân dân Hành động và Thủ tướng mới của Singapore Lý Quang Diệu được những người ủng hộ ông chúc mừng sau khi giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 1959.

Cựu Thủ tướng Anh Alec Douglas Home và Lý Quang Diệu có cuộc gặp tại London, 1969.

Xây dựng Singapore

Ngay khi nhậm chức, ông đã đưa ra kế hoạch 5 năm nhằm đổi mới đô thị và xây dựng nhà ở công cộng mới, tăng cường các quyền cho phụ nữ, cải cách giáo dục và thực hiện công nghiệp hóa.

Tuy nhiên, với mục đích thoát hoàn toàn khỏi thực dân Anh, Lý Quang Diệu đã tổ chức trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên bang Malaysia. Kết quả, 70% người dân đồng ý với việc sát nhập này. Song Singapore chỉ sát nhập được vào liên bang này trong 2 năm kể từ năm 1963. Đến năm 1965, Singapore tách khỏi Malaysia, khiến Lý Quang Diệu vấp phải 1 thách thức lớn. Ông đã từng tin tưởng rằng sự hợp nhất là sự sống còn đối với Singapore khi nơi này thiếu tài nguyên thiên nhiên và khả năng phòng thủ còn rất hạn chế.

Singapore đang rất cần 1 nền kinh tế mạnh mẽ để tồn tại như 1 quốc gia độc lập và Lý Quang Diệu nhanh chóng biến nơi này thành 1 nước xuất khẩu hàng hóa. Ông cũng khuyến khích đầu tư nước ngoài và có những chính sách để đảm bảo tiêu chuẩn cuộc sống cho người lao động.

Sự kiện xây dựng sân bay Changi vào năm 1975 đã đánh dấu mốc quan trọng biến Singapore trở thành 1 trong những trung tâm hàng không lớn nhất thế giới. Đồng thời Singapore được chú ý xây dựng để phát triển du lịch, trở thành nơi "sạch sẽ nhất" châu Á.

Vào năm 1980, Singapore dưới sự lãnh đạo của Lý Quang Diệu đã có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 2 chỉ sau Nhật Bản tại khu vực Đông Á và trở thành trung tâm tài chính của Đông Nam Á. Chính sự trỗi dậy không ngờ tới của Singapore đã khiến cả thế giới kinh ngạc và tên tuổi Lý Quang Diệu càng được nhiều người nhắc tới với thái độ khâm phục.

Lý Quang Diệu từ chức Thủ tướng vào tháng 11 năm 1990 nhưng vẫn dẫn đầu PAP (Đảng Hành động Nhân dân) cho đến năm 1992. Ông trở thành Bộ trưởng cố vấn của Singapore vào năm 2004 dưới chính quyền của con trai cả - Lý Hiển Long.

Lý Quang Diệu gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama năm 2009.

Vào đầu năm 2015, ông phải nhập viện vì bị viêm phổi nặng. Đến tháng 3, ông phải dùng máy thở và qua đời vào hồi 3h18 sáng ngày 23/3 sau 1 thời gian điều trị.

Ông đã để lại 1 di sản lớn và là nhà lãnh đạo mang lại sự thịnh vượng chưa từng có cho đất nước Singapore.

 

Thụy Du - (Dịch theo BG)
(Theo Congluan.vn)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Gương và 10 điều đại kỵ mà bạn nhất định phải biết để tránh điềm gở

Đọc nhiều nhất