Bất ngờ lý do người Nhật vẫn đi làm dù đã cao tuổi
Tin liên quan
1. Xu hướng già hóa dân số ngày càng nghiêm trọng
Theo thống kê mới đây của chính phủ Nhật Bản, số người trên 80 tuổi ở nước này đã vượt qua con số 10 triệu. Trong đó, ước tính vào năm 2006, số người trên 65 tuổi chiếm 40% dân số. Vấn đề già hóa dân số đã trở thành nguy cơ mang tính thời đại của Nhật Bản. Hơn nữa, sự thiếu hụt lao động cũng khiến không ít công ty, cá nhân coi người già là nguồn lực đáng quý.
Tuy dối diện với nguy cơ già hóa dân số, nhưng tình hình việc làm ở Nhật vẫn ổn định. Theo số liệu mới công bố ngày 9/8, số người thất nghiệp trong quý 2/2016 tại xứ sở hoa anh đào đã giảm 100.000 người. Nguồn lao động trẻ không đủ, nguồn lao động già rất được coi trọng. Đó là nguyên nhân vì sao, người ta thường thấy người Nhật đi làm dù đã cao tuổi.
2. Tiền dưỡng lão của Nhật Bản thấp
Nhiều doanh nghiệp lớn và vừa ở Nhật Bản quy định độ tuổi về hưu của lao động là 60. Thế nhưng, không ít người đồng ý sẽ làm việc năm 65 tuổi, dù tiền lương sẽ giảm một nửa. Theo nguyên tắc, bắt đầu từ năm 65 tuổi, người Nhật sẽ được lĩnh tiền trợ cấp dưỡng lão. Vì vậy, không ít lao động về hưu vẫn lựa chọn đi làm để kiếm tiền sinh hoạt cho tới khi 65 tuổi.
Những năm gần đây, do kinh tế tăng trưởng chậm, tiền dưỡng lão vẫn giữ nguyên, nên cuộc sống của người lao động về hưu cũng bị ảnh hưởng nhiều. Theo thống kê năm 2014 của Bộ y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản, tiền phụ cấp về hưu mỗi tháng của vợ chồng trong một gia đình phổ thông vào khoảng 218.000 - 230.000 yên (khoảng 41 - 42 triệu đồng), rất khó để duy trì cuộc sống trong tình trạng vật giá ngày càng tăng cao như hiện nay.
3. Sợ bị bỏ rơi, sợ chết cô đơn
Một nguyên nhân khác khiến người Nhật không muốn về hưu là sợ cảnh "gia đình tan vỡ". Hiện tượng này ngày càng trở nên phổ biến, do sự phân công lao động không đồng đều ở nước này (chồng đi làm, vợ phải ở nhà chăm con).
Không ít đàn ông Nhật Bản ngày ngày làm việc bận rộn, chỉ trở về vào lúc tối mịt. Trong khi đó, người vợ ngày làm việc nhà, sớm tối chăm lo cho chồng con. Họ chỉ tự do lúc con đã tới trường và chồng đã tới công ty. Nếu chồng về hưu, ngày ngày ở nhà, người vợ sẽ cảm thấy vô cùng bí bách. Không ít người đã lựa chọn ly hôn để giải thoát cuộc sống này.
Bên cạnh đó, luật pháp Nhật Bản quy định, khi vợ chồng ly hôn, tiền dưỡng lão sẽ chia làm đôi. Người đàn ông sống một mình, tiền ít sẽ luôn cảm thấy cô đơn, có thể dẫn tới tình trạng "chết vì cô độc".
Tháng 5/2002, một người đàn ông 70 tuổi được phát hiện chết trong nhà riêng khi chỉ còn là xương khô. Những cái chết như vậy trở thành ám ảnh của không ít lao động Nhật. Đó là lý do vì sao, người Nhật thà làm việc khi về già mà không muốn nghỉ.
Bạch Ngân - Theo Toutiao, Xinhua
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất