Trẻ liệt cơ mô cái, teo tay vì sử dụng smartphone, Ipad quá nhiều
Tin liên quan
Dấu hiệu bất thường khi tay khó cầm nắm đồ vật
Trước đây, các bệnh liên quan tới ngón nay như viêm gân ngón cái, viêm bao gân gập, hội chứng ống cổ tay… thường gặp ở người lớn và nhóm đối tượng là dân văn phòng. Theo cảnh báo của các chuyên gia y tế, cho trẻ nhỏ sử dụng điện thoại, máy tính sớm đang làm tăng nguy cơ các bệnh về ngón tay và bàn tay ở trẻ.
Bài tay bị teo cơ ở người lớn do mắc hội chứng ống cổ tay. Ảnh minh họa
Chị Lê Thanh Hà, Thanh Trì, Hà Nội cho hay thời gian gần đây bé Nam (5 tuổi) con trai chị đôi khi kêu tê, mỏi tay nhất là sau khi ngủ dậy. Lúc đầu chị cũng không để ý vì cho rằng do con nằm sai tư thế khi ngủ nên mới bị tê tay. Nhưng thời gian gần đây chị nhận thấy tay bé Nam có những triệu chứng bất thường như khi cháu cầm đồ thường xuyên bị rơi. Tới bữa ăn cơm chị cho Nam cầm bát thì bé gặp rất khó khăn để nhấc bát lên. Chị đưa con đi khám thì được bác sĩ cho biết bé Nam đang mắc phải hội chứng ống cổ tay do sử dụng ipad để chơi điện tử quá thường xuyên.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Trưởng Khoa Vi phẫu Tạo hình Bệnh viện Sài Gòn ITO cho biết: Thường thì hội chứng ống cổ tay gặp phổ biến ở người lớn, làm việc văn phòng sử dụng máy tính, điện thoại nhiều. Hội chứng này rất hiếm gặp ở trẻ nhỏ, trong quá trình làm việc bác sĩ cũng chỉ tiếp nhận duy nhất một trường hợp. Em bé 11 tuổi mắc phải hội trứng ống cổ tay khiến cho hai tay không thể nhấc lên được.
“Hội chứng ống cổ tay ở người lớn thường dễ điều trị hơn so với trẻ nhỏ. Do trẻ nhỏ không thể dùng được thuốc và tiêm, khi đó bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật”, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh cho biết.
Nguy cơ teo cơ tay nếu không được điều trị sớm
Cũng theo vị bác sĩ này thì ngày nay khi điện thoại smartphone, máy tính bảng trở nên phổ biến, nhà nào cũng có thiết bị thông minh trong nhà. Cha mẹ thiếu quản lý con cứ để cho trẻ thoải mái chơi điện thoại, máy tính bảng dễ tới nguy cơ thoái hóa mắt sớm. Hầu hết các thiết bị điện thoại, máy tính bảng được thiết kế không phải để dành cho trẻ con sử dụng. Vì vậy khi trẻ cầm chơi điện thoại, máy tính bảng sai tư thế thường xuyên dễ bị viêm bao gân gập, viêm gân ngón cái, hội chứng ống cổ tay
Khi mắc phải hội chứng ống cổ tay ở mức nhẹ, trẻ chỉ thỉnh thoảng kêu tê mỏi ngón 1,2,3 (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa). Ở mức độ trung bình trẻ sẽ bị tê khi cầm nắm đồ vật, dễ bị rơi đồ và tê nhiều vào buổi tối khi ngủ. Khi bệnh tới mức nặng trẻ sẽ bị tê tay cả ngày và khó có thể cầm nắm được đồ vật.
Trẻ cầm chơi điện thoại, máy tính bảng sai tư thế thường xuyên dễ bị viêm bao gân gập, viêm gân ngón cái, hội chứng ống cổ tay, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh cho biết.
“Nguyên nhân được xác định là do dây thần kinh bị chèn ép ở vùng ống cổ tay, gây thiếu máu nuôi dưỡng và làm tổn thương dây thần kinh. Nếu được điều trị phẫu thuật đúng thời điểm và biết cách tập luyện, phòng tránh tư thế và động tác xấu ảnh hưởng lên thần kinh... bệnh sẽ phục hồi rất tốt và ít bị tái phát. Nếu trẻ đã bị hội chứng ống cổ tay mà không điều trị hoặc đi khám không đúng chuyên khoa sẽ dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn, không thể hồi phục như: mất cảm giác 4 ngón rưỡi và teo liệt cơ ngón cái, ngón tay cái sẽ không làm được động tác đối ngón, tàn phế suốt đời”, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh nói.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh cũng cho biết thêm khi trẻ nhỏ mải mê chơi điện thoại và máy tính bảng, tư thế cúi thấp cổ trong một thời gian dài dễ bị viêm, đau, mỏi cổ và dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ sớm. Thực tế tại Trung Quốc cũng đã xảy ra một trường hợp hi hữu em bé đã bị gãy cổ do nghiện chơi game trên điện thoại.
Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng điện thoại smartphone không chỉ gây tác hại về sức khỏe mà còn cả tinh thần cho trẻ nhỏ. Vì vậy cha mẹ không nên cho con sử dụng điện thoại thông minh sớm, vô tình gây nguy hại cho con.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất