Cha mẹ cho trẻ ăn gì cũng đừng quên điều này kẻo bé rối loạn tiêu hóa, đau bụng trong mấy ngày đầu năm

Cha mẹ cho trẻ ăn gì cũng đừng quên điều này kẻo bé rối loạn tiêu hóa, đau bụng trong mấy ngày đầu năm

2018-02-17 15:00
- Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, sau khi cúng cần phải hâm nóng lại vì thời gian thắp hương có thể khiến cho đồ cúng bị nguội.

“Thụ lộc” ngay sau khi cúng…có nên?

Thông thường, thức ăn sau khi cúng sẽ được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ hay còn gọi là “thụ lộc”. Theo quan niệm dân gian, đồ cúng ông bà tổ tiên sau khi hạ lễ sẽ cho trẻ nhỏ và người già ăn với tâm niệm: “Trẻ nhỏ ăn no để chóng lớn, người già ăn nhiều để khỏe mạnh”.

Theo TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, sau khi cúng cần phải hâm nóng lại vì thời gian thắp hương có thể khiến cho đồ cúng bị nguội.



 

Cho trẻ “thụ lộc” ăn ngay sau cúng trong ngày Tết chuyên gia cảnh báo hiểm họa này

Nếu thức ăn bị nhiễm khuẩn mà trẻ nhỏ và người già ăn ngay sẽ dễ dẫn tới tiêu chảy. Vì trẻ nhỏ và người già có hệ tiêu hóa yếu nên dễ bị rối loạn. Cha mẹ nên hâm đồ cúng lại trước khi cho trẻ nhỏ ăn để đảm bảo sức khỏe.

“Do trong dịp Tết, thức ăn thường thừa nhiều. Nếu không ăn hết, nhiều gia đình sẽ  dồn lại để sang ngày hôm sau. Trước khi cho trẻ ăn, cha mẹ cần phải lưu ý kiểm tra xem thức ăn có mùi lạ, ôi thiu hay không. Khi thức ăn có mùi lạ thì tuyệt đối không cho trẻ ăn. Thức ăn đã bị biến chất dù hâm nóng lại cũng không thể loại bỏ được độc tố”, TS. Sơn nói.

Nhiều cha mẹ sai lầm khi cho trẻ ăn uống thả cửa trong dọp Tết. Một số trẻ thích ăn đồ ngọt, nước uống có ga, giò, xúc xích, bánh chưng với lượng nhiều nhưng gia đình không kiểm soát dẫn đến thừa năng lượng dẫn tới trẻ chán ăn, bỏ ăn và táo bón.

Trẻ ăn nhiều vẫn sút cân sau Tết?

Sau Tết, nhiều phụ huynh đưa con đi khám dinh dưỡng thường mang thắc mắc vì sao con ăn nhiều mà vẫn sút cân. TS.BS Sơn cho rằng: “Trong những ngày Tết, người lớn thường mải mê với cỗ bàn ăn nhậu, đi chúc Tết nên giờ giấc ăn uống của trẻ bị đảo lộn. Trẻ ăn vặt suốt ngày, uống nước có ga nên bữa chính thường ăn không đủ nhu cầu. Khi trẻ đi chơi, cha mẹ thường không mang theo đồ nên tiện gì cho cho ăn nấy dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu chất… Trẻ dù ăn nhiều nhưng chủ yếu là ăn vặt, ăn uống lung tung, dẫn tới việc bị rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân, suy dinh dưỡng”.

Trong dịp Tết, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên cố gắng giữ nếp sinh hoạt như ngày thường. Trẻ còn bú sữa cần bú đúng giờ, trẻ ăn dặm cần mang thức ăn theo, trẻ lớn ăn cơm bữa ăn duy trì như thường lệ. Cha mẹ hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt quá nhiều đặc biệt kẹo ngọt, nước có ga.

 

Những lưu ý chế độ ăn cho trẻ trong dịp lễ Tết như sau:

Duy trì nếp sinh hoạt như ngày thường tránh đảo lộn về giờ ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ.

Khuyến khích trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh luôn có hoa quả trên bàn tiếp khách.

Cho trẻ ăn các món ăn luộc thay cho các món chiên rán.

Ăn thịt, cá tươi sẽ tốt cho trẻ hơn ăn các loại thịt thịt lợn, thịt hộp, xúc xích…

Không cho trẻ ăn vặt trước bữa chính.

Thay nước ngọt có ga bằng sữa không đường.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bí quyết làm đẹp da siêu tiết kiệm cho từng loại da

Đọc nhiều nhất