Cao huyết áp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Nếu như trước đây, đối tượng bị cao huyết áp thường là những người già, người trung niên thì nay nhiều người trẻ cũng bị cao huyết áp. Tăng huyết áp ở người trẻ là dạng bệnh lý khá phổ biến hiện nay với tỉ lệ khoảng 5%-12%. tình trạng huyết áp tăng cao gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe và hiệu quả công việc.
Ở người trẻ, tăng huyết áp có nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân là hút thuốc lá, béo phì, lười vận động, nhậu nhẹt nhiều và ăn mặn. Một số nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp ở người trẻ thường gặp như: bệnh lý mạch máu ở thận (hẹp động mạch thận), bệnh lý ở cơ quan nội tiết (u sưng thượng thận, ủ vỏ thượng thận) bệnh lý nhu mô thận (viêm vi cầu thận mãn; suy thận mãn tính...) và một số bệnh lý mạch máu khác như: hẹp eo động mạch chủ...
Theo bác sĩ Văn Giàu (Chuyên khoa tim mạch), khác với người lớn tuổi, tăng huyết áp ở người trẻ không có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, choáng váng. Tuy nhiên, người trẻ lại thấy xuất hiện trạng thái stress, không chủ làm được cảm xúc nên hay nóng giận bất chợt, mất tập trung khi làm việc. Song do sự bận rộn với công việc, ngại đi khám mà người trẻ chủ quan khi thấy các triệu chứng mơ hồ đó. Điều này dẫn đến thường phát hiện bệnh khi đã muộn, đột quỵ hoặc tử vong đột ngột. Mặt khác, với người lớn tuổi, tăng huyết áp có chỉ số huyết áp trên 170/80 mmHg, còn người trẻ 120/95 mmHg.
"Huyết áp cao ở người trẻ cũng làm cho rối loạn chức năng tình dục. Điều này càng nặng nếu như mắc bệnh ở thận như suy thận, tiểu đường, nóng giận, kém kiềm chế. Các yếu tố cản trở việc điều trị tăng huyết áp ở người trẻ xuất phát từ tâm lý không chấp nhận mình bị tăng huyết áp vì cảm thấy cơ thể khỏe mạnh bình thường, tâm lý che giấu bệnh vì sợ ảnh hưởng việc thăng tiến trong công việc", bác sĩ nhấn mạnh.
Người trẻ có sức khỏe tốt hơn người già. Tuy nhiên, nếu mắc phải bệnh cao huyết áp thì mức độ nguy hiểm cũng khôn lường. Bệnh cao huyết áp ở người trẻ có thể gây tổn thương nhiều hệ cơ quan như tim, thận, não. Cụ thể như thiếu máu cơ tim, suy tim, còn tổn thương tận làm nhanh quá trình dẫn đến suy thận, ở não gây xuất huyết não, đột quỵ.
Với chế độ ăn nhiều dầu, mỡ nhưng ngồi nhiều một chỗ, ngại luyện tập như hiện nay, rất nhiều người trẻ đứng trước nguy cơ béo phì. Vì vậy, phải luôn xây dựng chế độ ăn lành mạnh, hợp lý, cân bằng giữa các loại thức ăn. Chú ý chế độ ăn, ít dầu mỡ, ít đường, tăng cường chất xơ, vitamin, các loại rau củ trong bữa ăn.
Lượng muối đưa vào cơ thể nếu vượt quá mức tiêu chuẩn cũng sẽ gây nên bệnh cao huyết áp. Chỉ nên ăn dưới 1 muỗng cà phê muối đến 1,5 muỗng cà phê muối/ngày.
Người trẻ cần làm gì?
Để phòng ngừa cao huyết áp ở người trẻ tuổi, cần thực hiện giảm cân nếu bị béo phì. Nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ. Bên cạnh đó, chú ý ăn thêm các đồ ăn như chuối, đậu trắng chứa nhiều kali, bổ sung tôm, cua tăng lượng canxi... giúp hệ tim mạch hoạt động khác.
Ngoài ra, nên giảm bớt khẩu phần trong mỗi bữa ăn chứ không nên giảm bớt số bữa ăn hằng ngày. Không nên ăn quà bánh vặt, nên ăn lạt. Chỉ nên ăn không quá 1 muỗng cà phê đến 1,5 muỗng cà phê muối mỗi ngày.
Chế độ ăn hàng ngày nên sử dụng dầu oliu, dầu mè, dầu hướng dương thay vì dùng dầu ăn từ động vật hoặc dầu dừa. Nhậu nhẹt với rượu quá nhiều cũng ảnh hưởng đến sức khỏe trong đó gây bệnh cao huyết áp.
Không chỉ có dầu mỡ mà ngay cả đồ ngọt cũng hạn chế đường, không nên ăn quá ngọt hàng ngày. Ngoài ăn uống, hàng ngày cần duy trì tập luyện hợp lý. Sau giờ làm việc tập thể dục, thể thao, đi bộ nhẹ nhàng đều đặn khoản 30-45 phút. Tránh hút thuốc lá nếu đang hút thuốc cần bỏ thuốc, xây dựng môi trường sống không có khói thuốc tránh ảnh hưởng những người xung quanh để không bị cao huyết áp.
Phương Huyền
(Theo Congluan)
6 bài tập đơn giản trước khi đi ngủ giúp nàng "lười chảy thây" cũng có eo thon, chân dài