Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

2015-06-25 17:21
- Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bạn phải bình tĩnh và hạn chế vận động. Sơ cứu kịp thời sau đó chuyển đến bệnh viện, không được chữa tại nhà hoặc tự đắp thuốc.

Thời gian qua, việc rắn lục đuôi đỏ xuất hiện nhiều đã khiến nhiều người dân lo lắng. Thậm chí, không ít người dân bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Đây là loại rắn chứa nọc độc và nọc độc có nhiều thành phần độc tố khác nhau. Vết cắn của rắn lục đuôi đỏ bị sưng tấy nhanh và chảy nhiều máu. Thậm chí, khi vết cắn nặng có thể làm cho chảy máu nhiều khiến rối loạn đông máu nên mạch máu xuất hiện khối máu đông, thậm chí vùng cắn bị hoại tử.

Rắn lục đuôi đỏ đẻ con chứ không đẻ trứng. Nọc độc của chúng không đến mức như hổ mang, cạp nong hay cạp nia nhưng do màu của chúng giống với màu của cây cối, cành lá nên rất khó phát hiện. 

Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Nguyễn Dân cho hay, đáng nói là đừng lầm tưởng đánh chết rắn sẽ không còn nguy hiểm. Tuy nhiên, với rắn lục đuôi đỏ khi bị đánh chết vẫn có thể có cú cắn theo phản xạ. Cú cắn này sẽ truyền chất độc này vào cơ thể làm cho người bị cắn gặp nguy hiểm. Phản xạ này có thể kéo dài khoảng 90 phút từ thời điểm rắn bị đánh chết. 

Với sự nguy hiểm của nọc độc rắn, bạn cần biết cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Ban đầu cơ thể sẽ xuất hiện chóng mặt, đau đầu, nếu nặng hơn có thể bị sốc, tụt huyết áp, lơ mơ, có thể suy thận cấp. Vết cắn có thể làm chảy máu tại chỗ hoặc chảy máu ở các cơ quan khác như tiêu hóa, tiết niệu...

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, cần bình tĩnh, không được đi lại hay chạy nhảy, bởi như vậy sẽ rất dễ làm cho nọc độc đi vào tim nhanh hơn. Chi có vết cắn phải không được cử động, để phần cơ thể hay phần chi bị cắn thấp hơn tim tối đa có thể. Cụ thể nếu vết cắn ở dưới chân thì phải cố định bàn chân, cẳng chân hoặc vùng đùi, nếu bị cắn ở tay thì cố định bàn tay, cẳng tay. Khi đã cố định xong, đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. 

Dùng dây là vải hoặc garo buộc quanh chi bị cắn cách vết cắn khoảng 5cm, không buộc lên trên vết cắn, không buộc bằng dây cao su dễ gây hoại tử chi. Buộc đảm bảo chặt để có thể ngăn nọc độc lên tim nhưng không chặt đến mức gây hoại tử cho phần chi sau khi tháo dây ra.

Có thể nọc độc sẽ tác động đến hệ tuần hoàn làm bệnh nhân có triệu chứng khó thở. Khi xuất hiện triệu chứng như vậy, người khỏe cần hô hấp nhân tạo tại chỗ. Điều này giúp người bệnh không bị ngạt thở. 

Tuyệt đối không tự chữa tại nhà, có thể làm vết cắn bị nhiễm trùng hoặc hoại tử hay vết cắn đi vào tim nhanh hơn. Không đắp lá, tự rạch vết cắn, không được buộc garo lên vết cắn. 

Phòng rắn lục đuôi đỏ

Để phòng chống rắn lục đuôi đỏ bị cắn, cần phát quang khu vực xung quanh gia đình. Những ngày nghỉ nên dọn dẹp những cây hoang dại, cỏ, cây cối rậm rạp trong vườn nhà. Có thể trồng thêm cây sả để xua rắn lục đuôi đỏ cũng như các loại rắn khác.

Khi đi vào buổi tối cần tránh những nơi có cây cối um tùm, ẩm ướt. Nếu đi vào rừng, nơi có nhiều cây cối cần trang bị ủng, mặc quần áo dày. Ngoài ra, khi đi vào ban đêm cần trang bị thêm đèn pin để soi sáng đường đi. Bạn nên mang theo các dụng cụ như garo, dây vải, điện thoại bên người để sơ cứu ban đầu khi bị rắn cắn, sau đó liên lạc với người thân để nhận được giúp đỡ. 

Bỏ thói quen ngủ trên nền nhà đặc biệt những gia đình sống gần bụi cây rậm rạp, thường xuyên vệ sinh nhà cửa đặc biệt là gầm tủ, gầm giường... những nơi mát mà rắn lục đuôi đỏ hay tìm đến trú ẩn.

Linh Anh
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bí kíp mặc đồ gam màu hồng pastel đón hè không bị sến súa

Đọc nhiều nhất