Chuyện đời buồn của một người chuyển giới
2014-11-20 09:38
- Tôi sinh ra như những gã trai bình thường, khác biệt duy nhất là có khuynh hướng luyến ái không giống họ và đó cũng là nguồn cơn mọi nỗi đau khổ đã qua trong đời tôi.
Tin liên quan
Nhắc đến người đồng tính, không ít người có tâm lý kỳ thị, coi họ là "kẻ-không-bình-thường" rồi xa lánh họ. Và không phải ai cũng hiểu, người đồng tính luôn khát khao một cuộc sống bình thường, với hạnh phúc giản đơn là yêu và được yêu.
Để độc giả hiểu tâm tư, tình cảm của người đồng tính và có cái nhìn chia sẻ hơn, Emdep.vn xin giới thiệu loạt bài viết về họ - những người bẩm sinh đã được tạo hóa sắp đặt yêu người cùng giới.
Tôi sinh ra như những gã trai bình thường, khác biệt duy nhất là có khuynh hướng luyến ái không giống họ và đó cũng là nguồn cơn mọi nỗi đau khổ đã qua trong đời tôi.
Từ nhỏ, tôi đã có khát khao mãnh liệt là được sống như một cô gái – được diện váy điệu, kẹp nơ xinh; được chơi búp bê, đồ hàng và được nhõng nhẽo, ỉ ôi… nhưng luôn bị cha mẹ ngăn cấm, bạn bè trêu đùa, châm chọc gọi là “bê đê”, là "bóng". Lúc đó, tôi không thực sự hiểu ý nghĩa của 2 từ đó (hẳn tụi bạn của tôi cũng vậy!) nhưng thẳm sâu trong lòng, tôi biết nó chẳng tốt đẹp gì. Đến khi lên cấp II, đọc qua sách báo, tôi mới dần hiểu con người thực của mình. Và càng hiểu, tôi càng hoang mang, lo lắng như con tàu lạc hướng giữa biển khơi bão tố...
18 tuổi, ước mơ trở thành con gái trong lòng tôi mãnh liệt hơn bao giờ hết. Lấy hết can đảm, tôi tâm sự với cha mẹ rằng tôi muốn được sống đúng giới tính, muốn trở thành con gái. Tôi đã mong, đã hy vọng cha mẹ sẽ hiểu và ủng hộ mình... nhưng không, cái tôi nhận được là những lời mắng nhiếc không tiếc lời, là ánh mắt giận dữ của họ. Tôi thấy mình thật bất hạnh. Bất hạnh vì phải giấu giếm, đè nén bản thân, kiềm chế cảm xúc và khi không muốn giấu nữa thì lại nhận được sự tức giận, kỳ thị,… thậm chí là ghê sợ của người thân, bạn bè.
18 tuổi, ước mơ trở thành con gái trong lòng tôi mãnh liệt hơn bao giờ hết. Lấy hết can đảm, tôi tâm sự với cha mẹ rằng tôi muốn được sống đúng giới tính, muốn trở thành con gái. Tôi đã mong, đã hy vọng cha mẹ sẽ hiểu và ủng hộ mình... nhưng không, cái tôi nhận được là những lời mắng nhiếc không tiếc lời, là ánh mắt giận dữ của họ. Tôi thấy mình thật bất hạnh. Bất hạnh vì phải giấu giếm, đè nén bản thân, kiềm chế cảm xúc và khi không muốn giấu nữa thì lại nhận được sự tức giận, kỳ thị,… thậm chí là ghê sợ của người thân, bạn bè.
Jessica (bên phải) ngày chưa chuyển giới.
Con trai bỗng dưng đòi làm con gái, cha mẹ nghĩ tôi “bệnh” nặng lắm rồi. Đầu tiên, cha mẹ cho rằng tôi bị “ma ám” nên tìm thầy cúng hóa giải và ép uống đủ thứ thuốc bùa chú. Thầy "cao tay ấn" nhưng tôi vẫn "trơ" ra khiến cha mẹ tôi căng thẳng vô cùng. Biện pháp tâm linh không hiệu quả, họ đưa tôi đến bệnh viện xét nghiệm hooc-mon. Khi bác sĩ hỏi vì sao phải xét nghiệm, mẹ đã chỉ tay về phía tôi và nói: “Nó mắc bệnh bê đê”. Lời của mẹ khiến trái tim đàn bà trong khuôn ngực đàn ông của tôi như bị “xé toạc”, đớn đau, rỉ máu. Tôi uất nghẹn, muốn khóc mà không khóc được. Dường như đau quá nên chẳng thể khóc?!
Cậy nhờ “trăm phương, ngàn thuốc” mà “bệnh” của tôi vẫn không thuyên giảm, cha mẹ tuyệt vọng lắm. Mẹ khóc nhiều và than thân trách phận không biết kiếp trước bà đã làm gì mà kiếp này bị “báo ứng”, còn cha đi sớm về khuya… và ngày càng kiệm lời. Nhà tôi, không khí nặng nề, u uẩn. Thấy cha mẹ hốc hác, mất ăn mất ngủ, lòng tôi nghẹn đắng cảm giác tội lỗi. Tự trách mình là đứa con bất hiếu, tôi thu sâu vào vỏ ốc của chính mình. Mỗi ngày tôi đều lặng lẽ khóc thương cho thân mình, đều mơ có một ông bụt hiện lên phất cây gậy phép để tôi biến thành con gái. Nhưng sự thật phũ phàng khiến tôi khắc khoải, chới với, hụt hẫng, mất hết hi vọng như người bị đẩy rơi xuống vực, “tê tâm liệt phế” thương tổn cả thể xác lẫn tâm hồn. Ngày càng lạc lõng, xa cách trong chính ngôi nhà mình và bị bạn bè xa lánh, ghẻ lạnh… hơn 1 lần tôi tìm cách tự tử để mong được giải thoát khỏi kiếp “thân sâu hồn bướm”.
Cậy nhờ “trăm phương, ngàn thuốc” mà “bệnh” của tôi vẫn không thuyên giảm, cha mẹ tuyệt vọng lắm. Mẹ khóc nhiều và than thân trách phận không biết kiếp trước bà đã làm gì mà kiếp này bị “báo ứng”, còn cha đi sớm về khuya… và ngày càng kiệm lời. Nhà tôi, không khí nặng nề, u uẩn. Thấy cha mẹ hốc hác, mất ăn mất ngủ, lòng tôi nghẹn đắng cảm giác tội lỗi. Tự trách mình là đứa con bất hiếu, tôi thu sâu vào vỏ ốc của chính mình. Mỗi ngày tôi đều lặng lẽ khóc thương cho thân mình, đều mơ có một ông bụt hiện lên phất cây gậy phép để tôi biến thành con gái. Nhưng sự thật phũ phàng khiến tôi khắc khoải, chới với, hụt hẫng, mất hết hi vọng như người bị đẩy rơi xuống vực, “tê tâm liệt phế” thương tổn cả thể xác lẫn tâm hồn. Ngày càng lạc lõng, xa cách trong chính ngôi nhà mình và bị bạn bè xa lánh, ghẻ lạnh… hơn 1 lần tôi tìm cách tự tử để mong được giải thoát khỏi kiếp “thân sâu hồn bướm”.
Năm 20 tuổi, khi sự đè nén vượt quá giới hạn chịu đựng, tôi quyết “bung cũi, sổ lồng” bỏ nhà ra đi với 2 bàn tay trắng. Không tiền, không nơi nương tựa, tương lai của tôi mờ mịt, xa xăm. Để kiếm sống qua ngày, tôi bắt đầu tập tành ca hát và biểu diễn ở các đám ma, đám cưới… kiếm được chút ít tiền, tôi lại tự mày mò học trang điểm. Sau một thời gian dài bươn trải, “ăn dành tiêu dè” ki cóp, tôi “giắt lưng” một số tiền, không quá lớn nhưng cũng đủ làm động lực để đi đến quyết định sang Thái Lan chuyển giới, thay đổi hình hài 12 bà mụ đã nặn cho tôi.
Những tưởng sau khi chấp nhận đánh cược mạng sống để được làm con gái, ánh mặt trời sẽ chiếu rạng đời tôi. Thế nhưng hi vọng vừa được nhen nhóm bỗng chốc vụt tan như cơn gió chiều Thu. Tôi liên tục gặp rắc rối với các nhà chức trách vì giấy tờ tùy thân không phù hợp vẻ ngoài giới tính. Chứng minh thư của tôi vẫn tên Nguyễn Hữu Toàn và vẫn là nam giới. Vậy nên làm gì tôi cũng bị căn vặn, miệt thị. Nhưng điều đó chẳng là gì so với việc đi đâu cũng bị người khác nhìn với ánh mắt từ lạ lẫm đến kinh hoàng rồi “lịch sự” bỏ đi. Bởi mới chuyển giới từ nam thành nữ, cơ thể tôi vẫn còn nhiều đường nét của đàn ông nên việc tôi mặc váy, trang điểm… bất kỳ ai nhìn vào cũng thấy thật “kỳ dị”. Tôi chẳng trách, chẳng hận, chẳng giận ai bởi tôi hiểu sự "khác biệt" của tôi cần thời gian để được chấp nhận. Tôi chỉ buồn, chỉ tủi phận mình hẩm hiu. Và tủi nhất là sau khi phẫu thuật, đến cơ sở y tế tiêm thuốc hooc-mon nữ, tôi bị “hắt hủi” như người đang mắc bệnh truyền nhiễm, không ở đâu chịu hướng dẫn hoặc tiêm hooc-mon cho tôi nên tôi phải mày mò, tìm hiểu và tự tiêm…
Mới đây, 1 người bạn của tôi đã bị sốc thuốc khi tự tiêm còn 2 người bạn khác đi xin việc ở đâu cũng bị chối từ vì "tên nam, dáng nữ". Chỉ vì cái "tội" muốn thỏa ước mơ được làm phụ nữ mà tôi và bạn tôi bị đẩy ra "bên lề" cuộc đời như thế?!
Những tưởng sau khi chấp nhận đánh cược mạng sống để được làm con gái, ánh mặt trời sẽ chiếu rạng đời tôi. Thế nhưng hi vọng vừa được nhen nhóm bỗng chốc vụt tan như cơn gió chiều Thu. Tôi liên tục gặp rắc rối với các nhà chức trách vì giấy tờ tùy thân không phù hợp vẻ ngoài giới tính. Chứng minh thư của tôi vẫn tên Nguyễn Hữu Toàn và vẫn là nam giới. Vậy nên làm gì tôi cũng bị căn vặn, miệt thị. Nhưng điều đó chẳng là gì so với việc đi đâu cũng bị người khác nhìn với ánh mắt từ lạ lẫm đến kinh hoàng rồi “lịch sự” bỏ đi. Bởi mới chuyển giới từ nam thành nữ, cơ thể tôi vẫn còn nhiều đường nét của đàn ông nên việc tôi mặc váy, trang điểm… bất kỳ ai nhìn vào cũng thấy thật “kỳ dị”. Tôi chẳng trách, chẳng hận, chẳng giận ai bởi tôi hiểu sự "khác biệt" của tôi cần thời gian để được chấp nhận. Tôi chỉ buồn, chỉ tủi phận mình hẩm hiu. Và tủi nhất là sau khi phẫu thuật, đến cơ sở y tế tiêm thuốc hooc-mon nữ, tôi bị “hắt hủi” như người đang mắc bệnh truyền nhiễm, không ở đâu chịu hướng dẫn hoặc tiêm hooc-mon cho tôi nên tôi phải mày mò, tìm hiểu và tự tiêm…
Mới đây, 1 người bạn của tôi đã bị sốc thuốc khi tự tiêm còn 2 người bạn khác đi xin việc ở đâu cũng bị chối từ vì "tên nam, dáng nữ". Chỉ vì cái "tội" muốn thỏa ước mơ được làm phụ nữ mà tôi và bạn tôi bị đẩy ra "bên lề" cuộc đời như thế?!
Ký ức ám ảnh nhất đời tôi có lẽ là lần bị gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Nhìn thấy hình dáng của tôi, tôi chắc những người khám tuyển biết tôi là người chuyển giới. Nhưng họ vẫn bắt tôi vào phòng khám tuyển và cởi đồ. Khi đó trong phòng có rất nhiều nam giới trên người không một mảnh vải che thân, tôi lúng túng, nhất định không chịu cởi. Thấy thái độ của tôi, cán bộ khám tuyển đưa mắt nhìn chằm chằm, suy nghĩ giây lát rồi nói những người khám tuyển khác ra ngoài hết. Vậy là trong phòng chỉ còn 3 cán bộ khám tuyển và tôi. Họ bắt tôi cởi áo, tôi phản kháng nhưng bất thành nên đành cởi. Khi nhìn thấy ngực tôi (lúc này đã tiêm hooc-mon nên có phần nảy nở), một người nhăn mặt bảo: “Cha mẹ mày ăn gì mà đẻ ra cái loại biến thái, dị hợm như mày”. Rồi họ thảo luận với nhau, quyết định ghi vào hồ sơ của tôi là "bị dị tật tuyến vú"...
Tôi có quyền chọn lựa váy áo, giày dép, mũ nón để diện nhưng giới tính thì nó tự nhiên như chính dòng máu chảy trong người, tôi hay cha mẹ mình đâu có quyền chọn lựa. Tôi thương cha mẹ chẳng gây tội gì mà vẫn bị "nói móc", khinh khi, thương cho thân mình và những người chuyển giới như tôi biết bao!
Trên hành trình tìm về bản ngã đàn bà, tôi cô đơn, buồn tủi, tự ti, mặc cảm rất nhiều và cũng có lúc muốn kết thúc cuộc đời nhưng rồi dần dà tôi cũng nhận ra, đâu đó bên đời còn nhiều lắm những người như mình. Tôi muốn kể câu chuyện cuộc đời mình, không phải để "hô hào" các bạn cùng cảnh hãy "noi gương" tôi chuyển giới đi mà mong người đời hiểu hơn về thế giới của những người chuyển giới như tôi.
Ai sinh ra chẳng muốn mình đủ đầy, bình thường. Có những người mù, câm, điếc, dị tật bẩm sinh... thì cũng có nghĩa là có những người sinh ra đã khiếm khuyết về giới tính. Vậy tại sao người khuyết tật được xã hội đồng cảm, sẻ chia, tôn trọng còn người khiếm khuyết về giới tính thì không?
Tâm sự của Jessica
Thông tin nhân vật
Jessica, tên thật là Nguyễn Hữu Toàn, 28 tuổi, là một trong những người chuyển giới có tiếng trong cộng đồng LGBT - cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới. Cô không chỉ thành công trong sự nghiệp với cửa hàng cho thuê và biểu diễn thời trang, mở lớp dạy trang điểm cho người cùng giới... mà còn được biết đến nhiều hơn bởi sự “tranh đấu” được sống đúng giới tính thật của mình.
Trước đây, do tư tưởng còn nặng nề nên cha mẹ không chấp nhận việc cô đồng tính nhưng sự cố gắng, nỗ lực của Jessica để đấu tranh cho bản thân đã khiến cha mẹ "mềm lòng". Hiện tại, cô đã được cha mẹ, gia đình chấp nhận.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Vân Đặng (ghi)
Theo congluan.vn
Theo congluan.vn
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Những sao Việt xuất thân con nhà giàu: Ông Cao Thắng, Hà Anh Tuấn là thiếu gia nổi tiếng