Việc làm tưởng là bày tỏ quan tâm tới người ốm mà người thân vẫn làm nhưng vô tình gây hại mà không hề biết.

Việc làm tưởng là bày tỏ quan tâm tới người ốm mà người thân vẫn làm nhưng vô tình gây hại mà không hề biết.

2017-10-04 18:00
- Đến bệnh viện thăm người ốm là điều không nên làm bởi có thể rước thêm vi khuẩn cho người bệnh.

Người Việt Nam thường có thói quen đi thăm người ốm để bày tỏ sự quan tâm chăm sóc. Nhưng theo khuyến cáo của các chuyên gia kiểm soát nhiễm khuẩn, thói quen “kéo đoàn quân” vào thăm người ốm làm tăng nguy cơ bệnh chồng thêm bệnh. Điều này có thể khiến cho người bệnh dễ nhiễm thêm các loại vi khuẩn, kéo dài thời gian nằm viện.

Ths.BS Nguyễn Đình Hưng, Giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn cho hay, một người vào thăm bệnh nhân có thể mang theo cả triệu con vi khuẩn cho người ốm. Vi khuẩn đó có thể tồn tại trên bàn tay, cánh tay, quần áo, hốc mũi, tai, giày dép. Trong trường hợp bệnh nhân đang bị bệnh, hệ miễn dịch suy giảm thì nguy cơ mắc vi khuẩn từ người tới thăm sẽ cao hơn thông qua các hành động như: cầm tay, ngồi, đặt tay vào giường bệnh, hắt hơi…

Đừng khiến người ốm bệnh chồng bệnh vì người nhà “kéo quân” vào viện thăm

Một người nằm viện mà có quá nhiều người nhà đi chăm sóc hoặc tới thăm sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân.

Nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân sẽ tăng lên khi người nhà mang theo đồ đi viện như: chậu, cốc, bát, đũa, hoa quả, đồ biếu… Khi càng nhiều người vào thăm người ốm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho bệnh nhân hơn. Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn sẽ phải điều trị lâu hơn, hao mòn về sức khỏe, ảnh hưởng kinh tế…

Bác sĩ Hưng cho hay, khi điều trị cho bệnh nhân, bác sĩ rất sợ nhiễm khuẩn đa kháng. Những trường hợp nhiễm khuẩn đa kháng thường rơi vào bệnh nhân đã qua hồi sức của nhiều bệnh viện, bệnh nhân mổ có nhiễm khuẩn. Khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đa kháng, nếu không có thuốc điều trị thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.

Để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cho bệnh nhân, bác sĩ Hưng khuyến cáo khi một người tới viện điều trị thì nên hạn chế số người tới thăm. 

Bệnh viện dù kiểm soát nhiễm khuẩn tới đâu sẽ vẫn tồn tại vi khuẩn, vì vậy người bệnh nhẹ nếu không nhất thiết phải điều trị nội trú thì không nên nằm lại. 

Còn theo TS. BS Đinh Vạn Trung, Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Quân y 108, mỗi năm trên thế giới có hơn 2 triệu người nhiễm khuẩn bệnh viện, có 90.000 người tử vong. 

“Cần phải cắt đứt chu kỳ nhiễm khuẩn bệnh viện bằng cách, nhân viên y tế, người chăm sóc bệnh nhân, người tới thăm đều phải rửa tay với cồn", TS. Trung nói.

Việc rửa tay đối với nhân viên y tế và người nhà chăm sóc có ý nghĩa rất trong viện phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Năm 2001, theo một kiểm tra ngẫu nhiên nhân viên y tế ở Bệnh viện Chợ Rẫy, trên 1cm2 bàn tay hộ lý có tới 481.273 vi khuẩn, bác sĩ có 275.110 vi khuẩn, điều dưỡng có 126.857 vi khuẩn. Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2010, bàn tay bác sĩ sau khi rửa bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa y tế vẫn còn khoảng 276.376 vi khuẩn, khi chưa dùng chất tẩy rửa thì số vi khuẩn lên tới vài triệu.

Yếu tố phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện

1. Vệ sinh tay.

2. Tuân thủ quy tắc vệ sinh hô hấp và vệ sinh khi ho, hắt hơi.

3. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi xử lý máu, dịch tiết hay  khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết của bệnh nhân.

4. Làm sạch môi trường trong chăm sóc bệnh  nhân.

5. Khử, diệt khuẩn đúng quy định.

6. Sắp xếp người bệnh thích hợp.

7. Quản lý đồ vải phòng ngừa lây nhiễm.

8. Thực hiện tiêm an toàn và áp dụng phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn.

9. Xử lý chất thải đúng quy định.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Con gái sẽ làm gì khi ở một mình?

Đọc nhiều nhất