Thực hư về loại vắc xin giúp phòng lây nhiễm HIV đang bị nhiều người hiểu nhầm

Thực hư về loại vắc xin giúp phòng lây nhiễm HIV đang bị nhiều người hiểu nhầm

2018-06-13 06:45
- PrEP được được rất nhiều người nhầm tưởng là loại vắc xin giúp phòng chống lây nhiễm HIV.

Thuốc dự phòng HIV cho người chưa nhiễm

Thời gian gần đây, cộng động mạng xã hội chia sẻ thông tin về loại vắc xin có tên là PrEP giúp dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Vắc xin này khi dùng sẽ có tác dụng giúp ngăn chặn và giảm thiểu khả năng lây nhiễm HIV do khống chế được vi rút trong máu không sản sinh.

Theo đó, nhiều người cho rằng loại vắc xin trên sẽ giúp ngăn chặn nhiễm HIV ở nhóm có yếu tố nguy cơ cao (quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ tình dục đồng tính, nhóm phụ nữ hành nghề mại dâm, tiêm chích ma túy…).

Thực hư về loại vắc xin giúp phòng lây nhiễm HIV

Thuốc PrEP giúp dự phòng lây nhiễm HIV, ảnh minh họa.

Trao đổi với chúng tôi PV Emđẹp, Ths. Nguyễn Thị Lan Hương, Cục phòng Chống HIV/AIDS cho hay, PrEP (Pre – exposureprophylaxis) bản chất là thuốc ARV điều trị kháng vi rút chứ không phải vắc xin. Tuy nhiên, PrEP sẽ kết hợp 2 loại thuốc, trong khi đó thuốc ARV sẽ phải kết hợp 3 thuốc dùng cho phác đồ điều trị bội nhiễm. Thuốc PrEP giúp ức chế một enzyme quan trọng trong quá trình sinh sản của HIV, khiến chúng không thể nhân bản và diễn tiến thành nhiễm vi rút.

“PrEP là loại thuốc dự phòng lây nhiễm đối với người có quan hệ tình dục với những người có yếu tố nguy cơ cao nhiễm HIV. Người nhiễm HIV sẽ phải uống thuốc ARV hàng ngày và suốt đời và uống tới khi chết. Còn đối với người chưa nhiễm dùng dự phòng chỉ cần uống 1 tuần 4 liều/2 viên khi có quan hệ tình dục. Không cần phải uống thuốc nếu như dừng quan hệ tình dục với nhóm có yếu tố nguy cơ nhiễm cao”, Ths. Lan Hương nói.

Thuốc PrEP khác hoàn toàn so với vắc xin, vì vắc xin được đưa vào cơ thể để nâng cao sức đề kháng, sản sinh ra kháng thể để phòng chống bệnh trong một thời gian nhất định ít nhất 1-10 năm. Còn khi dùng PrEP, thuốc sẽ hiện diện trong máu nhằm khống chế vi rút HIV, nếu chúng xâm nhập, do vậy có hiệu quả dự phòng lây nhiễm. Trong trường hợp không dùng thuốc thì khả năng bảo vệ sẽ giảm đi nhanh chóng do nồng độ thuốc giảm và mất đi.

“Thuốc PrEP vẫn chưa có mặt phổ biến tại Việt Nam, đây là một loại thuốc rất tốt nên được khuyến khích dùng cho nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV. Thuốc PrEP hiện nay đã có dự án thử nghiệm tại Hà Nội và Tp.HCM trong nhóm MSM (đồng tính nam) hiệu quả rất khả quan”, Ths. Lan Hương nói.

Thuốc có gây ra tác dụng phụ không?

Theo Ths. Lan Hương, bất kỳ loại thuốc gì khi sử dụng lâu dài đều có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc PrEP tác dụng phụ sẽ không quá ghê gớm so với hiệu quả phòng lây nhiễm mà thuốc mang lại. Qua thực tế Cục phòng Chống HIV/AIDS đã triển khai tài trợ thuốc cho cộng đồng MSM ở hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh chưa ghi nhận tác dụng phụ của thuốc.

Qua nghiên cứu lâm sàng, thuốc PrEP có thể gây ra tác dụng phụ thoáng qua như chán ăn, buồn nôn, nhức đầu. Các tác dụng phụ này gặp ở số ít bệnh nhân và thường hết sau một tháng sử dụng thuốc.

“Đối với thuốc ARV dùng trong thời gian kéo dài và uống hàng ngày có thể gây ra tác dụng phụ loãng xương, thiếu máu… Những tác dụng phụ này đều có thể cải thiện và khắc phục được”, Ths. Lan Hương cho hay.

Ths. Lan Hương khuyến cáo thêm, thuốc PrEP chỉ có tác dụng dự phòng chống lây nhiễm HIV nhưng không thể dự phòng được các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, viêm gan B… Vì vậy khi quan hệ tình dục cần phải chung thủy với bạn tình. Để phòng cách bệnh lây qua đường tình dục trên thì nên sử dụng thêm bao cao su ngoài dùng thuốc. 

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Mỹ nhân Việt phản pháo trước nghi vấn trùng tu nhan sắc: Người thưởng hẳn 10 tỉ cho ai có bằng chứng!

Đọc nhiều nhất