Nữ nhà báo bị thương vì pháo sáng trên sân Hàng Đẫy: Phẫu thuật rồi vẫn phải ghép vùng da đùi bị mất

Nữ nhà báo bị thương vì pháo sáng trên sân Hàng Đẫy: Phẫu thuật rồi vẫn phải ghép vùng da đùi bị mất

2019-09-12 11:15
- Nữ phóng viên, cổ động viên bị pháo sáng bắn trúng tối 11/9 trên sân Hàng Đẫy phải đi cấp cứu, phẫu thuật.

Trên sân vận động Hàng Đẫy (Hà Nội) tối 11/9, trong trận đấu giữa Hà Nội FC và DNH Nam Định thuộc khuôn khổ đá bù vòng 22 V.League 2019, một quả pháo sáng đã bắn thẳng từ khán đài B sang khán đài A. Không may, một CĐV nữ ngồi ở khu A3 (gần khán đài VIP) đã bị thương nặng do tác động của quả pháo và lập tức được đưa đến Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu. 

Hình ảnh cắt từ clip của VTV cho thấy tốc độ kinh hoàng của pháo sáng bắn từ khán đài B sang khán đài A. 

Trao đổi trên báo chí, chồng chị H.A cho hay: "Khi chạy sang, tôi cảm giác nhìn thấy cả xương, không thấy máu. Nhân viên y tế băng bó cho vợ tôi ban đầu còn không dám nhìn". 

Được biết, chị H.A là phóng viên một tờ báo trên địa bàn Hà Nội. 

Chị H.A bị thương khi bị pháo sáng bắn nhằm 

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn sáng 12/9 cho biết, nữ bệnh nhân bị thương sinh năm 1985, chẩn đoán vết thương phần mềm phức tạp, mất da đùi trái. 

Tối qua, bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt lọc vết thương, khâu cầm máu tại khoa Cấp cứu. Khoảng 2 giờ sáng 12/9, bệnh nhân tiếp tục được chuyển lên khoa Bỏng điều trị. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, đau vết thương nhiều. 

"Trong quá trình điều trị, chúng tôi sẽ phải phẫu thuật ghép da tiếp cho bệnh nhân" - đại diện Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn thông tin. 

Vật thể được cho là đã gây ra thương tích cho nữ CĐV CLB Hà Nội 

Theo các bác sĩ, tai nạn do pháo nổ rất nguy hiểm bởi ngoài sức công phá gây các vết thương nó còn gây bỏng do tỏa ra nhiệt lượng lớn. Hơn nữa, trong pháo có những hóa chất (như phốt pho, lưu huỳnh) và người đốt thường phải tiếp xúc rất gần nên dễ bị các tổn thương nặng ở mặt, mắt, tay... mà muốn khắc phục rất khó. 

BS Nguyễn Nam Giang - Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn nhận định, vết thương của bệnh nhân H.A không phải do bỏng, mà do công phá từ sức nổ của pháo. “Với vết thương do hỏa khí việc điều trị rất khó khăn, nếu bệnh nhân đề kháng kém thì việc điều trị sẽ rất lâu dài. Với bệnh nhân H.A. dự kiến quá trình điều trị mất khoảng 15 ngày", bác sĩ Giang nói. 

BS Nguyễn Thống, nguyên Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn thông tin thêm, tại đây thỉnh thoảng tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu vì bỏng do tai nạn pháo nổ, hoặc bỏng lưu huỳnh thường do tai nạn trong các phòng thí nghiệm. 

Theo Gia đình và Xã hội

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nếu đã không phải định mệnh của nhau, hãy buông tay mà tiếp bước

Đọc nhiều nhất