Nhiều mẹ tiếc ngơ ngẩn không giữ tế bào gốc dây cuống rốn nhưng thực tế lại không như chúng ta nghĩ

Nhiều mẹ tiếc ngơ ngẩn không giữ tế bào gốc dây cuống rốn nhưng thực tế lại không như chúng ta nghĩ

2018-04-04 06:45
- Chuyên gia khuyến cáo việc lưu trữ dây rốn tự phát sẽ không có khả năng chữa bệnh.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, các mẹ chia sẻ thông tin lưu trữ lại tế bào gốc dây cuống rốn để chữa các bệnh ác tính trong đó có căn bệnh ung thư. Nhiều bà mẹ cho rằng, việc giữ lại dây cuống rốn sẽ như là “bảo hiểm sinh học” giúp con phòng được tai ương khi có vấn đề sức khỏe xảy ra. Một số mẹ có con mắc ung thư khi đọc được thông tin chia sẻ trên tỏ ra rất luyến tiếc vì không giữ lại dây cuốn rốn để cứu con. Rất nhiều mẹ còn mách nhau cách tự bảo quản dây cuống rốn tại nhà.

Tế bào gốc dây rốn không có khả năng điều trị ung thư

Việc tự lưu trữ dây rốn sẽ không có tác dụng điều trị bệnh, ảnh minh họa.

Trước những thông tin thực hư việc giữ lại dây cuống rốn để điều trị ung thư cho con, GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam khẳng định: “Việc giữ lại dây cuống rốn của trẻ sơ sinh để dùng tế bào gốc điều trị ung thư cần phải hiểu đầy đủ hơn. Bản chất tế bào gốc sinh ra để thay thế cho tế bào bị chết đi vì vậy không phải tế bào gốc dùng để chữa được ung thư. Tế bào gốc rất hữu ích trong việc phục hồi các tế bào máu. Sau khi điều trị ung thư bằng hóa chất bị hủy diệt tế bào (suy tủy) sẽ dùng tế bào gốc để phục hồi. Bản thân tế bào gốc không thể chữa được ung thư và cũng không tham gia vào quá trình diệt tế bào ung thư”.

Không thể tự lưu giữ dây cuống rốn

Việc lưu trữ tế bào gốc không phải cá nhân có thể làm được. Tế bào gốc dây cuống rốn muốn sử dụng để điều trị bệnh sau khi sinh phải được gửi tại các viện nghiên cứu lớn trang thiết bị hiện đại.

“Giữ lại dây cuống rốn không phải cứ thích theo trào lưu là được. Bởi vì giữ dây cuống rốn không đơn giản như giữ quần áo trong tủ hay như thịt trong tủ lạnh. Trong dây cuống rốn có tế bào gốc nhưng cần phải có sự nuôi cấy, bảo quản tại các viện nghiên cứu chuyên về máu mới có thể sử dụng được. Vì vậy không phải ai muốn cũng có thể giữ được dây cuống rốn cho con”, GS. Bá Đức khuyến cáo.

Đồng quan điểm với GS. Nguyễn Bá Đức bác sĩ Dương Minh Tuấn đang công tác tại Đơn vị Tế bào gốc thuộc Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh (TP HCM) cho hay tế bào gốc có thể ứng dụng trong điều trị một số bệnh ở trẻ sơ sinh trong đó có ung thư máu.

Ngoài trào lưu tự phá bảo quản dây cuống rốn, hiện nay một số mẹ chia sẻ dịch vụ bảo quản dây cuống rốn suốt đời. Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ khi muốn bảo quản dây rốn cho con cần phải tìm hiểu kỹ để có thông tin. Không tin theo những lời quảng cáo dịch vụ bảo quản dây rốn suốt đời.

“Tế bào gốc dây cuống rốn để sử dụng điều trị bệnh cần phải có quy trình bảo quản, phòng bảo quản khá phức tạp về mặt kỹ thuật. Một dây rốn chỉ có thể bảo quản được 20 năm”, bác sĩ Minh Tuấn nói.

Hiện nay, chi phí cho một ca lưu trữ tế bào gốc cuống dây rốn không hề rẻ. Chi phí năm đầu tiên khoảng 25 triệu đồng/mẫu. Trong nững năm tiếp sau đó, chi phí khoảng 2,2 triệu đồng, lưu trữ sẽ kéo dài 18 năm. Người có nhu cầu lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con phải đến đăng ký, kiểm tra một số bệnh và làm một số xét nghiệm, nếu đủ điều kiện mới đăng ký và nộp chi phí ban đầu.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Đến Seoul chụp ảnh ở đâu là đẹp nhất?

Đọc nhiều nhất