Nhận kết quả nhiễm sán lá gan, bệnh nhân không tin nổi vì thói quen suốt nhiều năm gây họa

Nhận kết quả nhiễm sán lá gan, bệnh nhân không tin nổi vì thói quen suốt nhiều năm gây họa

2018-02-19 10:00
- Bệnh nhân khẳng định luôn ăn chín uống sôi nhưng không ngờ sán lá gan vẫn "ghé thăm".

Khi nhập viện trong tình trạng sốt cao, cơ thể sút cân, thường xuyên bị đau vùng gan, bệnh nhân Đinh Văn L. ( 40 tuổi, Hà Nội) được bác sĩ nghi ngờ mắc ung thư gan. Sau đó, bệnh nhân được chuyển tới Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương do nghi ngờ có giun sán. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân L. bị mắc sán lá gan lớn.

Ths.BS Trần Huy Thọ, Trưởng khoa Điều trị, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho hay, giun sán là căn bệnh bị “lãng quên” nhiều năm nay. Nhưng thời gian gần đây nó quay trở lại do lối sống, ăn uống nhiều thực phẩm bẩn, không kiểm soát được chất lượng.

Rất nhiều người vẫn có quan điểm sai lầm nghĩ bị nhiễm giun sán là do ăn uống bẩn. Nhưng trên thực tế thì không phải vậy, bác sĩ Thọ đã từng gặp trường hợp bệnh nhân là nhân viên văn phòng nhưng vẫn bị sán lá gan.

Người đàn ông chỉ vì mê món ăn này mắc bệnh và bị chẩn đoán nhấm thành ung thư

Bệnh nhân thích ăn lẩu và nộm ngó sen đã mắc bệnh sán lá gan.

Bệnh nhân luôn khẳng định ăn chín uống sôi, rất ít ăn rau sống ngoài hàng, chỉ ăn ở nhà và được rửa sạch từng cọng dưới vòi nước. Khi mắc sán lá gan lớn bệnh nhân đã rất bất ngờ, không tin vào kết quả chẩn đoán và yêu cầu được bác sĩ cho làm xét nghiệm lại.

Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ phát hiện, tuy bệnh nhân không ăn rau sống nhưng lại thường ăn lẩu có các loại rau thủy sinh. Đặc biệt, bệnh nhân rất thích ăn nộm ngó sen, đây có thể là nguyên nhân gây bệnh sán lá gan.

Tại khoa Điều trị, bác sĩ Thọ cũng đã từng gặp những trường hợp trẻ nhỏ bị sán lá gan. Nguyên nhân là do cách chế biến ăn dặm của cha mẹ, cho trẻ ăn dặm sớm nhưng không đảm bảo vệ sinh. Rất may mắn cho trường hợp trẻ nhỏ này đã được phát hiện kịp thời và điều trị khi chưa có tổn thương nghiêm trọng.

Cẩn trọng với các loại rau dễ có nguy cơ

Bác sĩ Thọ cho hay, một số loại rau thủy sinh như: rau ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong, rau cần, ngó sen, củ ấu… khi ăn sống hoặc ăn tái (chưa nấu chín) có thể bị nhiễm sán lá gan lớn.

Sán lá gan sinh trương trong gan và mật gây nên  những tổn thương, áp xe cho gan. Thậm chí, có những trường hợp sán lá gan ký sinh lạc chỗ (trong cơ, dưới da) gây những tổn thương cho các cơ quan này”, bác sĩ Thọ nói.

Người bị nhiễm sán lá gan thường có triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, sút cân, sốt không dứt (rét run, sốt kéo dài), người thiếu máu da xanh (điển hình ở trẻ nhỏ). Ngoài ra, bệnh nhân còn đau ở vùng hạ sườn phải lan về phía sau hoặc vùng thượng vị - mũi ức kèm theo đầy bụng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn…

Theo bác sĩ Thọ, bệnh giun sán dễ bị nhầm với các bệnh khác. Để xác định một bệnh nhân bị nhiễm sán lá gan lớn hay không cần xét nghiệm công thức máu, số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có thể tăng hoặc bình thường nhưng tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng cao. 

Để phòng bệnh sán lá gan, mọi người cần chú ý ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã. Người có biểu hiện nghi ngờ mắc sán lá gan cần phải đi khám để kịp thời chẩn đoán.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Vì sao người bị chó dại cắn cứ đến đám tang là phát dại?

Đọc nhiều nhất