Nhầm tưởng tai hại khi con ăn dặm của nhiều phụ huynh, cuối cùng vô tình làm hại thận của bé từ khi còn nhỏ
Tin liên quan
Không cần thêm muối, trẻ vẫn ăn ngon miệng
Nhiều mẹ sợ con ăn nhạt khi ăn dặm sẽ khó nuốt nên mạnh tay cho thêm muối vào khẩu phần ăn. Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đó là sai lầm nghiêm trọng, tạo nên thói quen ăn mặn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ về sau này.
Ths.BS Doãn Thị Tường Vi cho hay ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần tới muối vì đây là khoáng chất cần thiết của cơ thể. Thiếu muối sẽ gây áp suất thẩm thấu trong và ngoài cơ thể bị mất cân bằng, dẫn đến hiện tượng phù, buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu muối nặng có thể rơi vào hôn mê.
Bác sĩ Tường Vi cho biết: “Tuy nhiên, mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu về muối khác nhau. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm không cần phải bổ sung thêm muối. Vì trong các loại thực phẩm trẻ ăn hàng ngày gạo, ngô, khoai, thịt, cá, trứng, rau, củ, quả… đã có một lượng muối nhất định. Lượng muối trong thực phẩm hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu muối của trẻ mà không nhất thiết phải bổ sung thêm”.
Nhu cầu muối trong thức ăn của trẻ đã đủ, nếu bổ sung thêm sẽ thành thừa. Trẻ bị dư thừa muối sẽ dẫn tới biếng ăn, mệt mỏi chậm lớn. Ăn quá mặn sẽ làm cho Nacl (muối) đào thải canxi ra ngoài cơ thể. Cơ thể trẻ không hấp thụ được canxi sẽ trở nên còi cọc, ảnh hưởng tới chiều cao.
Ăn muối nhiều trong những năm đầu đời của trẻ có thể gây nguy hại cho thận. Ảnh hưởng về sau này có ảnh hưởng tới huyết áp và tim mạch.
“Trong năm đầu đời, chức năng thận của trẻ chưa hoàn thiện, nếu cho ăn mặn sớm sẽ hại thận. Việc cha mẹ cho muối vào đồ ăn ngay từ năm đầu tiên sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn mặn. Khi ăn mặn kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tim mạch và huyết áp”, bác sĩ Tường Vi nói.
Nêm thêm chút muối có giúp trẻ ngon miệng?
Theo bác sĩ Tường Vi, khi trẻ ăn dặm, việc ngon miệng hay không là do cách chế biến của mẹ. Các mẹ không nên nghĩ việc cho trẻ ăn thêm một chút muối sẽ khiến bé ăn nhiều và ăn ngon hơn. Vì khi trẻ ăn sẽ chưa thể biết được vị mặn hay nhạt phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ cho ăn.
Bác sĩ Tường Vi khuyến cáo: “Thêm một chút muối, bột canh để giúp cho con thấy lạ miệng nhưng cách làm này sẽ khiến con bạn là người gánh chịu hậu quả”.
Để giúp cho trẻ ngon miệng, khi cho trẻ ăn cần phải thăm dò xem trẻ thích ăn thức ăn gì và không thích ăn món gì. Cha mẹ cần phải đa dạng bữa ăn, cách chế biến cho trẻ, có thể thêm chút sắc màu của rau của, quả vào món ăn giúp trẻ bị thu hút. Khi trẻ tỏ ra không thích ăn thì không nên ép.
Trong khoảng thời gian trẻ ăn dặm, gia vị duy nhất được phép cho vào thức ăn là mỡ, dầu ăn. Khi trẻ trên 1 tuổi, nhu cầu muối cao hơn, mẹ có thể cho chút nước mắm.
"Mẹ nên cho chút nước nắm nêm vào bữa ăn của trẻ trên 1 tuổi, vì hàm lượng NaCl có trong nước mắm sẽ không cao bằng trong muối. Điều này tránh được nguy cơ bị thừa muối và tạo ra thói quen ăn mặn cho trẻ”, bác sĩ Tường Vi cho hay.
Mới đây, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt trong một ngày là 9,4 gram, gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Theo kết quả điều tra 2015 của Viện dinh dưỡng Quốc gia. có khoảng 90% người Việt đang ăn thừa muối.
Ngọc Minh
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất