Ngoài nỗi lo sán, giun, vi khuẩn thì ăn rau sống hay quả chưa rửa cũng có thể nhiễm loại trùng roi này cực kỳ đáng sợ

Ngoài nỗi lo sán, giun, vi khuẩn thì ăn rau sống hay quả chưa rửa cũng có thể nhiễm loại trùng roi này cực kỳ đáng sợ

Thu Hà 2018-04-15 10:02
- Rau củ quả chưa rửa sạch, nước uống, bàn tay đều có thể là nơi trùng roi Giardia lamblia “ẩn náu”. Nếu vệ sinh không kỹ, chúng ta rất dễ bị nhiễm loại trùng roi gây bệnh cho đường tiêu hóa này.

Dễ nhiễm trùng roi vì thói quen ăn rau quả “bẩn”

Sáng nào đi ăn sáng, anh Khang (Hà Nội) cũng gọi thêm một đĩa rau sống. Theo anh, nếu thiếu đĩa rau sống thì bát bún sẽ mất ngon. Đến buổi trưa, khi ăn bữa cơm bình dân ngoài quán xá, anh Khang cũng không thể quên món này. Nếu bữa nào quán có dưa chuột sống cho khách ăn “giải nhiệt” thì “tuyệt cú mèo”!

Nếu hỏi bất cứ dân văn phòng nào về thói quen ăn rau sống như thế, thì câu trả lời sẽ luôn là “Có”, “Ít nhất một lần từng ăn rau sống ngoài hàng”. Dù biết có thể rau sống không được rửa sạch nhưng họ vẫn tặc lưỡi ăn vì đây là món ăn ghém khoái khẩu.

Đừng vội vàng ăn rau sống, quả chín lề đường “giải nhiệt”  vì có thể “ăn” luôn loài trùng roi nguy hiểm

Rau củ quả sống luôn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa vì vệ sinh kém. Ảnh minh họa. 

Sau bữa trưa, hoa quả bán sẵn ngoài lề đường luôn phủ đầy bụi bặm là đồ “giải nhiệt” được các chị em giới văn phòng yêu thích, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức.

Mùa hè đến, các loại rau sống, quả chín luôn là món ăn giải nhiệt rất tốt. Thế nhưng nếu tùy tiện sử dụng mà không vệ sinh sạch sẽ, bác sĩ Lương Trường Sơn, Phó viện trưởng viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh khẳng định thói quen này khiến người dân có thể nhiễm phải loại trùng roi Giardia lamblia.

Đừng vội vàng ăn rau sống, quả chín lề đường “giải nhiệt”  vì có thể “ăn” luôn loài trùng roi nguy hiểm

Con đường lây nhiễm trùng roi Giardia lamblia. 

Loại trùng roi này sẽ gây bệnh Giardia – nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên. Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nhiễm Giardia lamblia ở trẻ em khoảng 15%, ở người lớn khoảng 1-10%.

 Những vụ dịch lớn thường liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn, những vụ dịch nhỏ thường liên quan đến thức ăn, thực phẩm hoặc ở cùng nhà trẻ.

“Bệnh lây lan rất dễ dàng qua đường tiêu hóa, đó là kén trùng roi thìa theo thức ăn, nước uống, rau sống, bàn tay bẩn, đồ chơi trẻ em... xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa. Vì thế mọi người đều có thể bị nhiễm bệnh.

Ngoài ra, có thể nhiễm trùng qua tiếp xúc tình dục hậu môn - miệng. Trong gia đình, nhà trẻ, bệnh viện, bếp ăn tập thể, dễ bị nhiễm bệnh nhiều lần. Thể kén của Giardia lamblia chúng sống rất lâu ở môi trường, cụ thể kén sống được 3 tuần trong phân, đất ẩm; sống được 5 tuần trong nước, có thể nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi”, Bác sĩ Trường Sơn cho biết.

Hậu quả tiêu chảy cấp - mãn tính, chậm phát triển

Theo bác sĩ Trường Sơn, hầu hết người nhiễm kén không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh từ 1-3 tuần, bệnh khởi phát từ từ hoặc cấp tính. Giai đoạn bệnh cấp tính thường diễn ra từ vài ngày đến vài tuần. Tuy bệnh tự khỏi nhưng bệnh nhân vẫn thải kén kéo dài, do đó làm lây nhiễm sang cho người xung quanh nếu không vệ sinh tay, nơi ở, nơi làm việc, đồ ăn thức uống.

“Người nhiễm trùng roi Giardia lamblia có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy cấp tính hoặc tiêu chảy mạn tính và hội chứng giảm hấp thu. Cả hai thể bệnh cấp và mạn tính, tiêu chảy thường diễn ra từ nhẹ tới nặng. Chất thải phân thường có bọt, nặng mùi và nhờn, sụt cân và mệt mỏi.

Hậu quả là trẻ chậm lớn và chậm phát triển; có khi thấy chán ăn, buồn nôn và nôn, cảm giác khó chịu và đau vùng thượng vị, ợ, đầy hơi và trướng bụng; ít gặp sốt nhẹ, và đau đầu, nổi mụn sẩn, đau khớp, và đau cơ. Hội chứng giảm hấp thu có thể phát triển trong giai đoạn cấp hoặc mạn, có thể dẫn đến sụt cân nặng và suy kiệt”, Bác sĩ Trường Sơn cảnh báo.

Đừng vội vàng ăn rau sống, quả chín lề đường “giải nhiệt”  vì có thể “ăn” luôn loài trùng roi nguy hiểm

Rửa tay, đồ ăn thức uống sạch sẽ luôn là cách phòng bệnh tốt nhất. Ảnh minh họa. 

Bác sĩ Trường Sơn khuyến cáo tất cả bệnh nhân có triệu chứng trên cần tới bệnh viện để được điều trị, đồng thời cân nhắc khám, điều trị cho bệnh nhân không có triệu chứng có liên quan đến người bệnh vì những người này có thể âm thầm truyền bệnh cho người khác.

“Tốt nhất chúng ta cần thực hiện rửa tay trước khi ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi cầu hoặc sau khi dọn vệ sinh cho trẻ. Thực hiện ăn chín, uống sôi, rửa sạch củ quả trước khi ăn, không ăn đồ sống.

Bên cạnh đó, người dân hãy có ý thức kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm nang trùng hoặc ký sinh trùng và điều trị ngay”, Bác sĩ Trường Sơn tư vấn.

Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nhìn gì trên cơ thể để phán đoán chức năng gan có khỏe mạnh hay không

Đọc nhiều nhất