Muốn giữ dinh dưỡng đồ ăn trọn vẹn cho sức khỏe gia đình tăng lên, phải nhớ những điều quan trọng sau đây
Tin liên quan
Thao tác vo gạo chỉ cần 2 lần là đủ
Ai cũng cho rằng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Trong đó, khâu xử lý, sơ chế trước khi nấu không thể bỏ qua. Chính vì lý do này mà không ít người rất thích vo gạo thật kỹ với quan niệm như thế cơm nấu ra sẽ càng sạch và tốt hơn cho sức khỏe.
Thậm chí, có người cẩn thận đến mức vo gạo từ 3 đến 5 lần, có khi còn hơn mới hài lòng và bắt đầu cho vào nồi nấu cơm. Thực tế, các chuyên gia sức khỏe khẳng định: Hành động này sẽ làm thất thoát rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng trong hạt gạo.
Đặc biệt là các thành phần vitamin có tính chất hòa tan qua quá trình vo gạo quá nhiều như vậy sẽ trực tiếp bị dung giải trong nước, nhất là làm mất đi thành phần vitamin B1 trong gạo. Về cơ bản, bạn chỉ cần vo gạo khoảng 2 lần là đủ và nhớ không nên dùng lực quá mạnh cũng sẽ dễ làm ảnh hưởng dưỡng chất khi nấu thành cơm.
Rau cải nên rửa sạch rồi mới cắt tỉa
Theo điều tra thống kê, không ít chị em có thói quen cắt tỉa rau rồi sau đó mới rửa sạch, có người còn thích ngâm nước muối với suy nghĩ như vậy sẽ trừ khử được chất hóa học và rau sạch hơn. Tuy nhiên, thứ tự sơ chế rau cải sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị dinh dưỡng vốn có của nó.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo: Bạn nên rửa sạch rau cải trước rồi mới tiến hành cắt tỉa. Cách làm này khoa học hơn so với phương pháp ngược lại. Bởi vì nếu cắt tỉa trước rồi mới rửa sạch thì diện tích tiếp xúc với không khí của nguyên liệu càng lớn, dưỡng chất dễ bị oxi hóa nên dẫn đến tình trạng thất thoát các vitamin có tính hòa tan khi ở trong nước.
Rau củ cần có cách nấu nướng hợp lý
Một số dưỡng chất đặc biệt như nhóm vitamin B1 hòa tan hay các khoáng chất khác nếu nấu nướng không đúng cách sẽ phá hủy rất nhiều giá trị dinh dưỡng trong thực phẩm. Một ví dụ điển hình như cà rốt với hàm lượng Carotene rất phong phú.
Carotene chỉ tồn tại bên trong thành tế bào củ, chỉ được cơ thể con người hấp thu khi đã nấu chín nhừ và nhai nhuyễn khi ăn. Carotene thuộc vật chất hòa tan trong môi trường chất béo, vì vậy nếu bạn có thể kết hợp cà rốt với thịt mỡ nấu thành món ăn thì vô cùng lý tưởng.
Ngoài ra, một ví dụ khác như cải bó xôi rất giàu axit oxalic. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ hình thành canxi oxalate, làm trở ngại hiệu quả hấp thụ canxi. Do đó, cải bó xôi được khuyến khích luộc sơ qua trong nước khoảng 5 phút rồi ăn ở trạng thái nửa chín nửa sống là tốt nhất.
Thời gian nấu nướng không nên quá dài
Bên cạnh những loại thực phẩm cần nấu chín kỹ như thịt, cá v.v… thì đa số các nguyên liệu thực vật và nhất là rau cải khi nấu nướng không nên quá lâu để tránh thất thoát dưỡng chất quý giá. Rau cải nếu nấu quá nhừ sẽ phá vỡ các nhóm vitamin, điển hình như vitamin B, C và axit amin đều rất sợ nhiệt.
Thông thường, chỉ cần nhiệt độ đạt từ 80oC trở lên là những chất dinh dưỡng này đều dễ bị mất đi. Ngoài ra, nếu chế biến món chiên xào với nhiệt độ cao và thời gian dài cũng sẽ phá vỡ vitamin C và vitamin E, đồng thời cũng dễ sinh ra Acrylamide có hại cho sức khỏe con người.
Chế biến món ăn tươi sống với rau củ
Rau củ khi ăn sống có thể bảo toàn được 100% các vitamin và khoáng chất, đồng thời cũng giúp cơ thể hấp thu được nhiều các nhân tố hoạt tính có lợi cho sức khỏe, ví dụ như thành phần giảm mỡ máu trong hành, thành phần kháng viêm loét trong bắp cải, thành phần diệt khuẩn trong tỏi v.v…
Tuy nhiên, trong rau củ tươi cũng có thể ẩn chứa bụi bẩn, ký sinh trùng, vi khuẩn, tàn dư chất hóa học v.v… Chính vì vậy, khâu lựa chọn nguyên liệu đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn. Đặc biệt người có chứng dạ dày và đường ruột quá mẫn cảm hay người bị tiêu chảy mãn tính, viêm nhiễm đường ruột v.v… nên thận trọng khi ăn rau củ tươi sống.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất