Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Ngọc Huyền 2018-03-24 15:00
- Nhựa không chỉ gây hại cho môi trường mà còn không tốt cho cơ thể. Dưới đây là một số cách bạn có thể hạn chế tiếp xúc với nhựa.

Đọc các con số dưới đáy chai nhựa

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Tất cả các đồ nhựa đều có số dập nổi dưới vỏ hoặc dưới đáy chai. Đó là một biểu tượng hình tam giác được làm bằng các mũi tên với một số nằm trong đó. Các con số cho người tiêu dùng biết về lớp nhựa và nó có thể tái chế hay không. Theo các nhà nghiên cứu, mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta theo các cấp độ khác nhau. Như số 2, 4, 5 được coi là an toàn; số 1 và 7 phải được sử dụng cẩn thận; và số 3 và 6 phải tránh bằng mọi giá.

Sử dụng đồ chứa bằng kim loại hoặc đất sét để đựng nước

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Bạn nên ném những chai nhựa ra ngoài cửa sổ. Dùng ly nước hay chai bằng kim loại, đồng hoặc đất sét sẽ an toàn hơn nhiều.

Sử dụng túi vải có thể tái chế, để mua hàng tạp hóa

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Bạn có nhớ những chiếc túi vải dệt vào thời xưa? Chúng thân thiện với môi trường và thay thế cho những túi bóng. Tuy nhiên, túi vải phải được làm sạch thường xuyên. Nếu không nó có thể chứa vi trùng và vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ của bạn như nhựa.

Mang cốc sứ tới nơi làm việc

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Uống rượu hoặc cốc nhựa có thể gây rối loạn tuyến giáp và các vấn đề về hoóc môn khác. Đồ uống nóng có thể gây ra chất độc như BPA nếu như bạn cho vào cốc nhựa. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dùng cốc sứ.

Tránh đồ nhựa dùng một lần

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Đồ nhựa dùng một lần thuận tiện nhưng có thể gây ra nhiều hiểm hoạ sức khoẻ khác nhau. Thay vào đó, bạn hãy chuyển sang sử dụng đĩa hay bát là từ lá hoặc sứ.

Sử dụng bình thủy tinh, kim loại hoặc bình bằng gốm thay vì bằng nhựa

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Theo một nghiên cứu cho biết để các thực phẩm như dầu, gia vị và ngũ cốc trong bình nhựa có thể sản xuất độc tố antimon và BPA, ngấm vào thực phẩm. Tốt nhất bạn hãy dùng bình thủy tinh, kim loại hoặc gốm bất cứ khi nào có thể.

Tiêu thụ thực phẩm tươi

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thực phẩm đóng hộp. Thay vào đó hãy ăn các sản phẩm tươi sạch như rau quả tại địa phương. Nó lành mạnh và rẻ hơn nhiều.

Tránh đun nóng đồ nhựa trong lò vi sóng

Muốn giảm độc hại khi tiếp xúc với nhựa bạn đừng quên làm 8 bước này

Thực phẩm bọc trong hộp nhựa khi nung nóng trong lò vi sóng có thể hấp thụ hóa chất độc hại từ nhựa. Chúng làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh tật cho người dùng. Do đó, bạn hãy nhớ kiểm tra lớp vỏ hộp nhựa trước khi cho vào lò vi sóng. Dùng đố thủy tinh hoặc bất kỳ vật liệu thân thiện khác với vi sóng.

Ngọc Huyền - Theo Thehealthsite

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Những cung hoàng đạo cẩn thận họa thị phi bủa vây, tình cảm rạn nứt năm 2021

Đọc nhiều nhất