Mùa hè cố làm lạnh cơ thể là sai lầm, đây là quy tắc 'dưỡng nóng' để bạn không cảm thấy mệt mỏi

Mùa hè cố làm lạnh cơ thể là sai lầm, đây là quy tắc 'dưỡng nóng' để bạn không cảm thấy mệt mỏi

Thiện Duyên 2017-06-18 10:30
- Nói đến mùa hè là nói đến sự nóng bức khó chịu và ai cũng khao khát tận hưởng sự mát mẻ để giải nhiệt. Tuy nhiên, theo đạo dưỡng sinh, bạn nên trải qua một mùa hè “nóng” sẽ tốt cho sức khỏe hơn là làm lạnh cơ thể

Sống chung với cái nóng mùa hè là đạo dưỡng sinh

Thoạt nghe tưởng chừng không hợp với tâm lý chung của con người rằng mùa hè thì nên tận dụng mọi cách để giảm bớt nhiệt độ nóng bức. Nhưng đây thật sự là nguyên tắc cơ bản theo dưỡng sinh trong Đông y.

Theo rất nhiều ghi chép của sổ sách đông y từ xưa: Trong 3 tháng hè thì đại tự nhiên sẽ xuất hiện một loạt những cảnh tượng sinh sôi nảy nở. Cũng trong lúc này, khí của trời đất, âm dương đều giao nhau và tương tác, hỗ trợ lẫn nhau khiến cho vạn vật sinh trưởng rất thịnh vượng. Con người nên “thuận theo” tiết khí này để giúp cơ thể trải qua một mùa hè nhẹ nhàng và thoải mái nhất mà không cần phải dùng mọi cách “phản kháng” lại tự nhiên.

Dưỡng sinh mùa hè: Nên nóng không nên lạnh

Chẳng hạn như hiện tượng “đêm ngắn, ngày dài” trong mùa hè, bạn nên tận dụng quy luật này để rèn thói quen dậy sớm, không nên cảm thấy ức chế vì thời gian ban ngày dường như quá dài, thời tiết lại oi bức. Luôn cố gắng giữ tâm trạng vui tươi, kiểm soát tốt cảm xúc tiêu cực thì rất dễ dàng thích ứng với thời tiết. Phương pháp dưỡng sinh đúng đắn luôn là chủ động tạo điều kiện thuận lợi để thích nghi với tự nhiên chứ không phải để những biến đổi bên ngoài tác động ngược lại con người bạn.

Ngoài ra, mùa hè thì dương khí của cơ thể sẽ thịnh vượng hơn, việc chịu đựng một chút nóng bức để cơ thể đổ mồ hôi sẽ giúp phát tiết bớt phần dương khí dư thừa, giúp cân bằng âm dương, có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, nếu vì đối phó với thời tiết nóng mà ở trong môi trường lạnh quá lâu, ít vận động và tiếp xúc với thiên nhiên sẽ khiến những độc tố bên trong cơ thể không có cơ hội thải ra mà bị tích tụ ngược, dễ sinh nhiều bệnh tật.

Dưỡng sinh mùa hè: Nên nóng không nên lạnh

Muốn giữ gìn sức khỏe, con người phải tuân theo quy luật tự nhiên

Nếu mùa hè, bạn vì đối phó với cái nóng mà tìm mọi cách để tận hưởng sự mát mẻ sẽ khiến khí trong tâm bị tổn thương, đến mùa thu ắt sinh bệnh. Nguyên nhân là do bạn đi ngược với tiết trời nóng của mùa hè, khiến cho đạo dưỡng sinh bị đảo lộn, khí không được trao đổi và cung cấp đầy đủ cho cơ thể, dẫn đến năng lượng khi chuyển sang mùa thu bị kém đi, tạo điều kiện cho bệnh tật phát sinh, thậm chí đến mùa đông còn có thể khiến bệnh tình nặng hơn.

Theo quan điểm của đông y, mùa hè nóng bức là thời kỳ giúp dương khí trong cơ thể con người cực thịnh, quá trình trao đổi chất mạnh mẽ hơn. Các độc tố và âm khí xấu tích tụ trong người sẽ nhân cơ hội này được đào thải ra ngoài qua lỗ chân lông, giúp cơ thể như được “thanh lọc” và nhẹ nhàng hơn. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng không khí lạnh, ăn uống lạnh trong mùa hè sẽ khiến gió hàn và thấp khí (khí ẩm) xâm nhập vào cơ thể, gây tổn hại sức khỏe về sau.

Dưỡng sinh mùa hè: Nên nóng không nên lạnh

Bí quyết “dưỡng nóng” trong mùa hè

Ngâm chân nước nóng và uống trà nóng

Ngâm chân bằng nước nóng (đúng hơn là nước ấm vừa phải) chính là một phương pháp dưỡng sinh hiệu quả trong mùa hè. Nhiệt độ nước có thể giúp khí huyết vận hành lưu thông, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường trao đổi chất.

Do mùa hè nóng bức, con người rất dễ mệt mỏi và mất sức, ngâm chân giúp cải thiện những khối máu tụ cục bộ trong huyết quản, đặc biệt rất tốt đối với người bị chứng thiếu máu chi dưới. Ngoài ra, cách dưỡng nóng này còn giảm bớt áp lực mạch máu ở đầu, giải tỏa những cơn đau đầu khó chịu trong mùa hè.

Tuy nhiên, không nên áp dụng phương pháp này cho người mắc bệnh tiểu đường, co giãn tĩnh mạch vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh việc ngâm chân, bạn nên uống trà nóng để giải khát thay vì liên tục uống đồ lạnh. Thức uống nóng thúc đẩy cơ thể đổ mồ hôi như một cách tản nhiệt và thải độc rất tốt.

Dưỡng sinh mùa hè: Nên nóng không nên lạnh

Đừng bỏ qua những củ gừng tươi

Thường có câu “Mùa đông ăn cà rốt, mùa hạ ăn gừng, quanh năm không cần đi bác sĩ”. Theo quan điểm của đông y, gừng tươi có tác dụng làm ấm tỳ vị, lại kích thích lỗ chân lông bài tiết chất thải.

Vì vậy, trong mùa hè nóng nực, nhiều người chỉ thích ngồi trong phòng máy lạnh thì càng nên tăng cường gừng tươi vào khẩu phần ăn uống hằng ngày để phòng ngừa bệnh tật.

Chuyện quần áo cũng phải có đạo dưỡng sinh

Mùa nóng thì trang phục con người hình như cũng “ít vải” hơn. Đừng lấy lý do “mặc vậy cho mát” kẻo rước bệnh vào người. Vấn đề ăn mặc trong mùa hè trước hết nên quan tâm là chất liệu thoáng nhẹ, hút ẩm tốt chứ không phải chạy theo mốt hay hở da hở thịt cho mát.

Bất luận bạn mặc quần áo như thế nào, hãy nhớ vẫn phải giữ ấm cho các bộ phận quan trọng như eo, bụng, chân, lưng, cổ v.v… Trang phục thiếu vải có thể khiến bạn nhiễm hàn khi ở trong phòng máy lạnh, đồng thời khiến tia cực tím làm tổn thương da khi ra ngoài trời.

Dưỡng sinh mùa hè: Nên nóng không nên lạnh

Nguyên tắc ăn uống dưỡng sinh mùa hè

“Mùa hè tâm vượng thận suy, tuy cực nóng nhưng không nên ăn uống quá lạnh”. Câu nói này đại ý nghĩa là chỉ trong tiết trời nóng bức của mùa hè thì dương thịnh âm suy, vì vậy bạn cần chú ý điều tiết cơ thể cho cân bằng âm dương.

Mặc dù nói đổ mồ hôi nhiều sẽ giúp đào thải bớt âm khí bên trong cơ thể nhưng nếu quá tải thì lại dễ làm cho âm khí bị tổn hao. Do đó, mùa hè có thể cải thiện đôi chút về khẩu phần ăn, nên ăn uống thanh đạm, không tham lam đồ lạnh nhưng cũng đừng ăn đồ quá nóng. Tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin, thúc đẩy sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, bạn cần chú ý cung cấp đủ nước vì đổ mồ hôi nhiều sẽ mau khiến cơ thể mất nước và khoáng chất.

 

Thiện Duyên - Nguồn: aboluowang, sina

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Khi sự chờ đợi quá lâu, mọi hồi đáp sau này đều trở thành vô nghĩa

Đọc nhiều nhất