Là phụ nữ bạn không thể không biết loạt thủ phạm gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Tin liên quan
Chế độ ăn
Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến hormone và chu kỳ kinh nguyệt. Theo một nghiên cứu trong năm 2009, chế độ ăn nhiều chất xơ làm giảm nồng độ hormone estrogen và rụng trứng ít hơn gấp 10 lần. Chế độ ăn quá nhiều chất xơ sẽ làm giảm hoạt động của beta-glucuronidase trong phân, dẫn đến giảm tái hấp thu estrogen ở đại tràng.
Tuy nhiên, nồng độ estrogen trong cơ thể quá cao cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bất thường. Chế độ ăn uống quá ít chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi cơ thể hấp thụ được một lượng chất béo cần thiết sẽ cân bằng được hormone trong cơ thể.
Du lịch
Bất kỳ loại hình du lịch nào cũng có thể ảnh hưởng đến hai loại hormon kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt là melatonin và cortisol. Tất cả những căng thẳng khi đi du lịch như chuyến bay bị trì hoãn, điều chỉnh lịch trình đến một địa điểm mới đều có thể làm tăng số lượng cortisol trong cơ thể. Khi 2 hormone này bị thay đổi, lịch trình rụng trứng cũng thay đổi, có thể đến muộn hoặc sớm hơn dự kiến.
Ngủ
Ngủ không ngon giấc sẽ làm tăng khả năng mất cân bằng nội tiết tố, nhiệt độ cơ thể thấp, quá trình rụng trứng bị ức chế. Chất lượng giấc ngủ mỗi đêm có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố sinh sản của bạn bao gồm estrogen, progesterone, hormone luteinizing (LH) và kích thích nang trứng (FSH).
Trung bình, một người phụ nữ cần ngủ 8-10 giờ một đêm để cân bằng hormone. Leptin là một loại hormone đặc biệt, tạo ra mối liên kết giữa chất lượng giấc ngủ và khả năng sinh sản. Vì thế, bạn cần ngủ nghỉ hợp lý để tạo ra lượng leptin thích hợp, tránh làm gián đoạn quá trình giải phóng leptin, gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Tuổi tác
Tuổi tác có tác động lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Con gái tuổi dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh sẽ dễ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hơn. Theo Samantha Butts - Phó giáo sư sản phụ khoa tại Penn Medicine, “Đến một nhất định, số lượng trứng trong buồng trứng sẽ giảm xuống từ đó gây ra những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt”.
Cân nặng
Việc tăng cân hoặc giảm cân có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone, đặc biệt là estrogen và hoạt động của vùng dưới đồi. Do đó, chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi.
Ngọc Huyền – Theo Boldsky
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất