Khi bị rắn cắn, làm 5 điều này chẳng khác gì khiến 'tử thần' tìm đến sớm hơn

Khi bị rắn cắn, làm 5 điều này chẳng khác gì khiến 'tử thần' tìm đến sớm hơn

2017-09-08 14:28
- Khi bị rắn cắn, tuyệt đối không áp dụng bất cứ biện pháp dân gian truyền miệng nào, bởi có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Cảnh giác với nguy cơ bị rắn cắn

Mới đây, khi đang chơi đùa ngoài sân, một em bé 2 tuổi quê Vĩnh Phúc do người lớn không để ý nên đã bị rắn cắn nhiều vết vào chân.

Theo miêu tả của người nhà, rắn cắn cháu bé chỉ nhỏ bằng đầu đũa và dài 10cm, có vằn sọc vàng. Ngay sau khi phát hiện sự việc, bé được gia đình đưa tới bệnh viện.

Bé được chẩn đoán bị rắn hổ đất cực độc cắn. Nhờ đưa đến viện sớm nên hiện tại tình trạng sức khỏe của bệnh nhi diễn biến tốt. Các vết hoại tử, sưng nề không phát triển thêm và đang có dấu hiệu hồi phục.

Bé 2 tuổi bị rắn độc cắn may mắn thoát khỏi nguy hiểm

ThS. BS. Nguyễn Thành Nam, Phụ trách Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho hay, tháng 9-10 là khoảng thời gian rắn độc sinh sôi phát triển, có thể gây hại cho người.

Thời gian gần đây, trong 1 tuần, khoa Nhi tiếp nhận 2-3 ca bị rắn độc cắn. Rất nhiều trường hợp bệnh Nhi tới bệnh viện trong tình trạng khá muộn khi có những biến chứng như sưng phù nề hoại tử lan rộng, suy hô hấp…

Triệu chứng nhận biết rắn độc cắn là ở chỗ cắn thường bị sưng nề bầm tím, kèm theo hoại tử. Khi bị rắn cắn tuyệt đối không áp dụng bất kỳ biện pháp dân gian truyền miệng để sơ cứu.

Bác sĩ Nam khuyến cáo, có những trường hợp gia đình đắp lá thuốc để hút nọc độc rắn tới khi bệnh nhân có những biểu hiện khó thở, tím tái, co cơ… mới đưa bệnh nhân tới viện. Khi đó, điều trị cho bệnh nhân cực kỳ khó khăn.

Khi bị rắn cắn, cách tốt nhất là đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để nhận được điều trị chuyên môn kịp thời. Con đường xâm nhập của nọc độc rắn vào cơ thể là theo đường mạch bạch huyết, không phải mạch máu thông thường. Vì vậy, khi bệnh nhân bị rắn độc cắn cần hạn chế vận động vùng bị rắn cắn để tránh nọc lan rộng trong cơ thể.

Để hạn chế nguy cơ bị rắn cắn, các gia đình cần phải phát quang bụi rậm quanh nhà để rắn không có chỗ làm tổ. Nhà ở cạnh ao, hồ cần phải chú ý những góc khuất tránh trường hợp rắn ẩn nấp và cắn người.

Tuyệt đối không áp dụng biện pháp gì khi bị rắn cắn:

- Cố gắng hút nọc độc rắn sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn làm chậm quá trình đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

- Không chích, rạch, châm, chọc tại vùng rắn cắn vì có thể làm tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng…

- Không kích điện gây giật có thể nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

- Chườm đ  không thể hết được nọc độc rắn cắn.

- Tất cả các mẹo chữa rắn độc trong dân gian hiện nay vẫn chưa có cơ sở khoa học chứng minh được hiệu quả. Rất nhiều bệnh nhân đã bị biến chứng nặng do uống các loại thuốc, đắp thuốc lá theo lời truyền miệng.

Ngọc Minh

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Nữ diễn viên Hàn Quốc thu về lượng fan 'khủng' nhờ 'Squid Game'

Đọc nhiều nhất