Hoảng hồn gương mặt lốm đốm nốt trắng, nốt đen vì đắp lá trầu làm đẹp

Hoảng hồn gương mặt lốm đốm nốt trắng, nốt đen vì đắp lá trầu làm đẹp

2019-01-08 16:41
- Gần đây bác sĩ tiếp nhận liên tiếp 4 trường hợp bệnh nhân vào viện vì tổn thương da đen, trắng xen kẽ nhau sau một thời gian dài đắp lá trầu không với mong muốn da trắng sáng, hết sạm da, nám má, tàn nhang…

BS. Hoàng Văn Tâm – Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương (Giảng viên Bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội) cho biết, gần đây bác sĩ tiếp nhận liên tiếp 4 trường hợp bệnh nhân vào viện vì tổn thương da đen, trắng xen kẽ nhau sau một thời gian dài đắp lá trầu không với mong muốn da trắng sáng, hết sạm da, nám má, tàn nhang…

Trường hợp đầu tiên là một phụ nữ 50 tuổi. Chị này từng bị nám má và được người thân quen giới thiệu đắp lá trầu không sẽ hết nám?!. Tin theo mách bảo, bệnh nhân đã đắp lá trầu không trong khoảng thời gian dài suốt 3 năm.

Bệnh nhân cho biết, tuần đầu tiên đắp lá, da của chị đã trắng hơn so với ban đầu. Sau một tháng, da bệnh nhân trắng hồng rất tự nhiên, nhìn đẹp như da em bé. Nhưng chị chẳng thể ngờ sau khi ngừng đắp lá, phần nám má trước đó lại xuất hiện trở lại, thậm chí còn nhiều hơn lúc đầu. Sốt ruột, bệnh nhân có tâm lý muốn dùng lại bài thuốc được mách bảo. Vì vậy, suốt 3 năm qua, bệnh nhân liên tục bỏ rồi dùng lại bài thuốc kể trên.

Cách đây 1 tháng, khi thấy các nốt lốm đốm trắng, đen trên mặt quá trầm trọng, chị mới đến BV Da liễu Trung ương khám, qua lời giới thiệu của chính một người quen cũng lãnh hậu quả của việc đắp lá trầu không làm đẹp.

 Hoảng hồn gương mặt lốm đốm nốt trắng, nốt đen vì đắp lá trầu làm đẹp

“Khi khám toàn bộ da mặt thấy các nốt màu đen xen kẽ nốt trắng giảm sắc tố, da mặt không có các dấu hiệu khác như dậm lông, teo da giãn mạch, nghĩ nhiều đến bệnh tăng giảm sắc tố kiểu rắc hoa giấy và điều trị tình trạng tăng sắc tố trước, sau 1 tháng bệnh cải thiện được khoảng 40%”, BS Tâm cho biết.

Bệnh nhân thứ hai là nữ 40 tuổi ở Hải Dương cũng gắn bó với phương pháp chữa nám má 3 tháng trời tại spa. Thời gian đầu, da bệnh nhân đẹp lên trông thấy, nhưng sau 3 tháng bôi, trên khuôn mặt bị bị cả một mảng da to giảm sắc tố, trắng bệch hơn so với vùng da khác.

Khi đến BV Da liễu Trung ương khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm da tiếp xúc giảm sắc tố gây trắng mảng da như bệnh bạch biến, nghi do chất có chứa thuốc tẩy.

Theo BS. Hoàng Văn Tâm, lá trầu không ban đầu được hấp, sau đó để nguội, đắp lên mặt trước khi đi ngủ. Trong lá trầu chứa phenolic compounds có cơ chế ức chế sản xuất melanin và lột da nên có tác dụng làm trắng da nhanh. Nhóm này bao gồm benzen, phenol, catechol, hydroquinone.

Chính điều này khiến nhiều người thích thú nhưng nếu dùng lâu dài thuốc sẽ làm mất hoàn toàn màu da tạo thành hình ảnh giảm sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố. Tác dụng giảm sắc tố của những chất này sẽ tự mất đi theo thời gian giống như sử dụng hydroquinone trong điều trị nám má, tăng sắc tố sau viêm. Khác với monobenzen (cũng thuộc nhóm phenolic compounds) chất làm giảm sắc tố vĩnh viễn, thuốc này được Michael Jackson tự biến mình từ người da màu thành người da trắng.

PV (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Gom đủ thất vọng rồi sẽ buông tay

Đọc nhiều nhất