Đừng tưởng nhiễm trùng trong khi sinh mới nguy hiểm, đây cũng là vấn đề cực kỳ đáng lo trước sinh chị em bầu bí nhé
Tin liên quan
Virus Zika
Virus Zika là một bệnh nhiễm virut lây truyền qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Zika cũng có thể lây truyền qua đường tình dục và truyền trực tiếp từ mẹ sang thai nhi. Hầu hết mọi người không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng có người có thể bị sốt, phát ban, viêm kết mạc và đau khớp.
Khi mang thai, Zika có thể gây các biến chứng thai nhi sau đây:
- Tật đầu nhỏ
- Tổn thương não
- Sẩy thai
- Chết non
Liên cầu khuẩn nhóm B
Liên cầu khuẩn nhóm B là một loại vi khuẩn thường sống trong cơ thể và thường không gây hại. Tuy nhiên, khi bạn có thai và nhiễm liên cầu khuẩn này, nó có thể lây truyền sang bé trong quá trình chuyển dạ, sinh nở và thậm chí gây tử vong cho em bé. Sinh non và sinh nở làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Các triệu chứng và biến chứng trẻ bị nhiễm bệnh bao gồm:
- Sốt, mệt mỏi, khó thở, da xanh
- Viêm phổi
- Viêm màng não
- Nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng máu)
Virus Cytomegalovirus
Cytomegalovirus là một dạng virus herpes rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Virus lây lan qua các chất dịch cơ thể, và thai nhi có thể bị nhiễm vi rút.
Nguy cơ nhiễm virus Cytomegalovirus thường vào nửa đầu của thai kỳ và có thể dẫn đến:
- Khuyết tật phát triển vĩnh viễn
- Chậm phát triển
- Nghe kém hoặc giảm thị lực
- Bại não
Bệnh bại liệt
Bại liệt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn listeria, có trong môi trường, trong đất, nước và trong động vật như bò. Vi khuẩn có trong thực phẩm bẩn sẽ ăn tế bào người, gây bệnh bại liệt và ảnh hưởng nghiệm trọng tới trẻ sơ sinh và người già. Phụ nữ mang thai cũng dễ mắc bệnh này.
Bệnh bại liệt có thể gây:
- Sinh non
- Sẩy thai
- Chết non
- Đe dọa đến tính mạng
Escherichia coli (E. coli)
E. coli là một loại vi khuẩn có trong âm đạo và ruột. Vi khuẩn này vô hại nhưng khi vi khuẩn E. coli truyền từ đường sinh dục của người mẹ sang em bé trong khi sinh có thể gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm E.coli có thể gặp các biến chứng khác nhau:
- Tiêu chảy, khiến cơ thể mất nước
- Trong một số trường hợp hiếm gặp, thai phụ có thể bắt đầu chảy máu nhiều
- Sinh non
- Sẩy thai
- Trẻ đẻ nhẹ cân
Nhiễm trùng thông thường khác
Có nhiều bệnh nhiễm trùng khác phổ biến trong thai kỳ, nhưng không quá nguy hại.
Nhiễm trùng nấm men có thể gây khó chịu, nhưng không gây hại cho thai nhi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai cũng là điều bình thường, đặc biệt là nếu bạn thường xuyên mắc bệnh này. Nhưng miễn là bạn điều trị và không phát triển bệnh thành nhiễm trùng thận, em bé sẽ ổn thôi.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục nghiêm trọng hơn các bệnh khác. Vì vậy nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã mắc bệnh này, bạn nên đi kiểm tra.
Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn vẫn ổn, bạn có thể bị mắc bệnh hoặc bị nhiễm trùng trong khi mang thai, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Ngoài việc duy trì sức khỏe tổng thể và đi khám trước khi sinh thường xuyên, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ thai nhi.
- Vì virus Zika thường lây lan do muỗi đốt, bạn nên tránh đi đến những khu vực có nhiều muỗi. Nếu bạn sống trong một khu vực có bệnh nhân nhiễm Zika, hoặc đi du lịch, bạn hãy cố gắng để tránh bị muỗi đốt. Bạn hãy mắc màn chống muỗi khi đi ngủ và tránh xa những vùng nước có muỗi. Nếu chồng của bạn đi đến khu vực bị nhiễm Zika, bạn nên tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng các phương pháp bảo vệ nếu bạn quan hệ tình dục trong khi mang thai.
- Hiện tại chưa có vắc-xin trị liên cầu khuẩn nhóm B, nhưng khi mang thai, bạn có thể làm xét nghiệm để tìm hiểu xem bạn có bị nhiễm khuẩn hay không. Nếu bạn bị mắc liên cầu khuẩn nhóm B, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh khi chuyển dạ để không truyền vi khuẩn cho con.
- Bạn có thể giảm cơ hội nhiễm virus Cytomegalovirus bằng cách rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với trẻ nhỏ. Bạn đừng dùng chung bàn chải đánh răng, hôn hoặc ăn và uống chung. Nếu bạn là một nhân viên chăm sóc trẻ em và thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ, bạn có thể tới gặp bác sĩ để xét nghiệm xem mình có bị nhiễm virus hay không.
- Không ăn thực phẩm bị ô nhiễm là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Bạn cũng nên rửa tất cả các loại trái cây và rau quả trước khi ăn.
- Để tránh vi khuẩn nhiễm E.coli khi mang thai, bạn hãy rửa tay bằng chất khử trùng sau khi chạm vào thịt sống. Bạn hãy rửa tay bằng xà phòng sau khi sử dụng hoặc làm sạch nhà vệ sinh, dọn khăn trải giường hoặc khăn bẩn, thay tã và chạm vào động vật.
Ngọc Huyền – Theo Asiaone
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất