Đừng nghĩ chỉ có làm 'chuyện ấy' bằng miệng mới gây ung thư vòm họng, các yếu tố sau cũng đáng sợ không kém

Đừng nghĩ chỉ có làm 'chuyện ấy' bằng miệng mới gây ung thư vòm họng, các yếu tố sau cũng đáng sợ không kém

2017-11-28 09:42
- Không chỉ có quan hệ bằng miệng mà hút thuốc, uống rượu, ăn dưa cà muối cũng có thể gây ung thư vòm họng.

Cho tới nay nhiều người tin rằng ăn các thức ăn quá cay, nóng và quan hệ bằng đường miệng (oral sex) làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư vòm họng. Theo đó, việc ăn thức ăn cay nóng gây tổn thương họng kết hợp với quan hệ bằng đường miệng làm tăng nguy cơ nhiễm vi rút HPV. Vi rút HPV là một loại vi rút chỉ thâm nhập vào tế bào sừng ở da, ở các biểu mô phủ bằng tế bào gai hay tế bào sừng như, niêm mạc bộ phận sinh dục, khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản… gây ra u nhú tạo các bộ phận này.

Oral sex không nguy hiểm bằng yếu tố này gây ra ung thư vòm họng

Trao đổi với chúng tôi, GS. Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam cho hay ung thư vòm họng đứng đầu trong các loại ung thư vùng đầu – mặt – cổ. Đây là loại bệnh lý ác tính các tế bào niêm mạc và dưới niêm mạc vùng vòm họng. Bệnh có tiên lượng rất tốt nếu điều trị sớm và kịp thời.

Cũng theo GS Đức, quan hệ bằng miệng thường xuyên có thể là một nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng nhưng tỷ lệ này rất nhỏ. Giả thiết có nguy cơ ung thư xảy ra khi bệnh nhân nhiễm vi rút HPV gây sùi loét vòm họng.

Nói về nguyên nhân gây bệnh, GS. Đức chia sẻ cho tới nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân. Một số yếu tố được cho là có liên quan tới căn bệnh ung thư vom họng là thói quen hút thuốc, uống rượu, tỷ lệ mắc ung thư thường cao ở nhóm này. Người có thói quen ăn dưa, cà muối, cá muối sẽ  có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa và vòm họng.

Một số nghiên cứu bệnh ung thư vòm họng có liên quan tới vi rút Epstein Bar (EBV) xuất hiện ở bệnh nhân ung thư biểu mô không biệt hóa. Yếu tố di truyền giới tuổi tác cũng được cho là có liên quan tới ung thư vòm họng. Lứa tuổi hay mắc ung thư vòm họng thường là từ 40-60 tuổi.

Giai đoạn sớm dễ bị nhầm với cảm cúm thông thường

Gs. Đức cho hay ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư vòm họng rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý cảm cúm thông thường cho nên thường bỏ qua. Bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác nhức đầu, đau họng, khó nuốt, khàn tiếng kéo dài, ngạt mũi… Các triệu chứng trên kéo dài trên 3 tuần mà dùng thuốc không thuyên giảm, cần phải đi khám để tầm soát ung thư.

Ung thư vòm họng ở giai đoạn muộn khi khối u phát triển tăng về kích thước bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đau đầu dữ dội, ngạt mũi liên tục, chảy máu mũi, nổi hạch ở góc hàm có thể nhận biết cảm quan. Bệnh nhân nặng hơn có thể liệt các dây thần kinh sọ não với dấu hiệu lác mắt, tê mặt, vẹo lưỡi, nuốt bị sặc...

Gs. Đức chia sẻ: “Cách phòng ung thư vòm họng là hạn chế ăn uống các thực phẩm lên men như rượu bia, cá muối, cà muối, dưa muối khú, không hút thuốc… Tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn. Khi có các triệu chứng đau họng, ngạt mũi, nổi hạch cổ cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời. Trong trường hợp gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị ung thư cần phải đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát”.

Ngọc Minh

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hoa hậu Việt đóng cảnh nóng: người bị chê rẻ tiền, người được khen nghệ thuật

Đọc nhiều nhất